Mã tài liệu: 29860
Số trang: 75
Định dạng: docx
Dung lượng file: 283 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta. Một nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đã được thay thế cho nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp vốn đã không còn phù hợp với tình hình mới, mà còn kìm nén sự phát triển kinh tế của nước ta trong nhiều năm. Để thích ứng với yêu cầu, điều kiện kinh doanh trong môi trường mới đó, hệ thống ngân hàng cũng có những chuyển biến mạnh mẽ. Từ hệ thống ngân hàng một cấp vừa quản lý, vừa kinh doanh, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức lại trở thành hệ thống ngân hàng hai cấp theo nghị định 53/HĐBT, trong đó NHNN với chức năng quản lý Nhà Nước về mặt tiền tệ và là ngân hàng của các ngân hàng, còn NHTM với tư cách là đơn vị kinh doanh có chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với mục tiêu chủ yếu là tối đa hoá lợi nhuận. Cùng với sự chuyển đổi cơ chế của nền kinh tế, hệ thống NHTM Việt Nam đang bước những bước hội nhập và phát triển trong môi trường mới.
Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào, Ngân hàng cũng tiến hành hoạt động kinh doanh với mục tiêu hiệu quả kinh tế cao nhất với mức rủi ro thấp nhất. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng cũng có những hoạt động kinh doanh khác với các doanh nghiệp đơn thuần khác. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản và cũng là đặc thù của NHTM bởi tín dụng ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế, là một trong những hoạt động chủ yếu nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Có thể nói mọi hoạt động kinh doanh đều có thể gặp rủi ro, nhưng rủi ro phát sinh trong hoạt động ngân hàng nói chung hay trong hoạt động tín dụng nói riêng còn nguy hiểm hơn nhiều lần các rủi ro khác. Hậu quả của nó rất dễ lan truyền trong cả hệ thống ngân hàng, làm khủng hoảng nền kinh tế và nguy hiểm hơn, nó làm suy giảm lòng tin của người dân. Trên thực tế, vụ đổ vỡ hàng loạt gần 500 quỹ tín dụng đô thị và hàng nghìn hợp tác xã tín dụng nông thôn ở nước ta những năm 1989-1990, hay mới đây nhất là sự sụp đổ của hệ thống quỹ tín dụng ở Anbani đã chứng minh điều đó.
Bài luận văn gồm 3 phần:
Chương I: Hoạt động ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 1150
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 33
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 239
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16