Mã tài liệu: 54399
Số trang: 49
Định dạng: docx
Dung lượng file: 242 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Trong thời đại quốc tế hoá đời sống xã hội ngày nay, không một quốc gia nào , dù đất đai rộng lớn và đông dân đến đâu, thị trường nội địa phong phú biết mấy như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc...cũng đều đẩy mạnh, coi trọng hoạt động kinh tế đối ngoại, coi hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia như một chiến lược chống tụt hậu kinh tế. Có thể nói mức độ hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia là thước đo trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của quốc gia đó. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế thị trường đang trở thành một nền kinh tế toàn cầu với xu hướng giảm bớt vai trò của nhà nước trong quản lý trực tiếp và vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng tăng. Điều này có nghĩa là sự thắng thế của chiến lược phát triển kinh doanh đối ngoại, chỉ những quốc gia nào tiếp thu được những bài học của thị trường, tạo lập được những điều kiện cho cạnh tranh trong một thế giới kinh tế không biên giới mới có cơ hội thành công.
Đối với Việt Nam, xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu. Những ràng buộc của những cam kết quốc tế như các cam kết với Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), các điều khoản của hiệp định khung về hợp tác thương mại và dịch vụ của ASEAN bắt từ năm 2005, và Hiệp định thương mại Việt Mỹ đang là sức ép rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng.
Đảng và nhà nước ta có chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, nước ta về căn bản trở thành một nước công nghiệp thì việc khai thông nguồn vốn trong nước và quốc tế trong đó có việc hiện đại hoá hệ thống ngân hàng trở thành một yêu cầu mang tính then chốt quyết định sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Do hoàn cảnh lịch sử mới ra đời, các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung còn sơ khai và còn khoảng cách khá xa với với các ngân hàng thương mại trong khu vực và trên thế giới. Bởi vậy việc nghiên cứu hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam là đòi hỏi bức xúc của hệ thống ngân hàng Việt Nam, vừa cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Xuất phát từ lý do trên và trong thời gian thực tập tại thực tập tại phòng kinh doanh ngoại tệ, NHCT Chương dương em đã chọn đề tài "Những biện pháp hoàn thiện một số hoạt động kinh doanh tại NHCT Chương Dương".
Chuyên đề được chia làm 3 chương
Chương I: Những hoạt động chính của Ngân hàng và sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại NHCT Chương Dương.
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại NHCT Chương Dương
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh tại NHCT Chương Dương.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16