Mã tài liệu: 84181
Số trang: 72
Định dạng: docx
Dung lượng file: 269 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Trong hơn nửa Thế kỷ qua, ở nhiều nước trên Thế Giới, hệ thống Ngân hàng thực sự đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng tạo động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ trên toàn bộ nền kinh tế quốc doanh. Sự lành mạnh của hệ thống Ngân hàng ở mọi quốc gia luôn luôn là cơ sở của sự ổn định tình hình kinh tế xã hội, đồng thời là điều kiện tiền đề để khai thác mọi nguồn lực phát triển kinh tế.
Đối với đất nước ta hiện nay, thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế do Đảng và Nhà nước đề xướng, rất nhiều dự án đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề và lĩnh vực đang được thực hiện. Để công cuộc đầu tư triển khai được thuận lợi thì việc đảm bảo đầy đủ vốn đầu tư là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, trên thực tế nguồn tài chính của chủ đầu tư thường không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vốn của dự án.
Để đáp ứng nguồn tài chính cho hoạt động đầu tư, nhất là đối với các dự án có quy mô lớn, các chủ đầu tư phải tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ từ bên ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư xã hội để tài trợ cho dự án thông qua nhiều con đường khác nhau. Trong đó, nguồn tài trợ vốn cho dự án từ các Ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong điều kiện Việt Nam hiện nay, khi các kênh dẫn vốn khác còn rất hạn chế hoặc hoạt động chưa mấy hiệu quả. Trong quá trình thực hiện tài trợ dự án, điểm mấu chốt nhất mà các Ngân hàng thương mại đều quan tâm đó là tính hiệu quả và tính an toàn của khoản đầu tài trợ cung ứng cho dự án.
Trên thực tế, đầu tư dự án là lĩnh vực tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó, vừa đảm bảo hiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn vốn đầu tư là bài toán hết sức phức tạp đối với các Ngân hàng thương mại. Hướng tới mục tiêu này, Ngân hàng thương mại đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để đánh giá tính khả thi và quản trị khoản tài trợ sao cho đạt được yêu cầu mong muốn. Trong đó, Thẩm định dự án đầu tư luôn luôn được các Ngân hàng thương mại coi như một công cụ hữu hiệu và đặc biệt quan trọng trong hệ thống các biện pháp đảm bảo cho hoạt động tài trợ vốn của Ngân hàng đối với dự án.
Chính vì những lý do trên, trước khi quyết định tài trợ vốn cho dự án, Ngân hàng thương mại nhất thiết phải tiến hành công tác thẩm định để có thể nắm bắt một cách cụ thể và rõ ràng mọi vấn đề có liên quan đến dự án. Có rất nhiều hình thức tại trợ Dự án đầu tư, song trong khuân khỏ chuyên đề này, em chỉ đề cập đến hình thức tài trợ dự án đầu tư thông qua hình thức tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về Tín dụng ngân hàng và thẩm định dự án đầu tư
Chương II: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương Cầu Giấy
Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng công thương Cầu giấy
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 138
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16