Mã tài liệu: 33971
Số trang: 100
Định dạng: docx
Dung lượng file: 720 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
T
rong những năm vừa qua, tình hình kinh tế xã hội đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, mọi mặt đời sống xã hội được cải thiện, chúng ta đã ký được hiệp định thương mại Việt - Mỹ và đang trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Vì vậy, trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam đang là những thời cơ và thách thức mới đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn trong cạnh tranh. Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng cũng có những thời cơ và thách thức trong tình hình mới.
Thực tế cho thấy, môi trường kinh doanh ngân hàng trong thời gian qua ngày càng trở nên khó khăn, lãi suất trên thị trường thế giới liên tục giảm gây áp lực lên hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mặt khác, bản thân các ngân hàng trong nước cũng có sự cạnh tranh quyết liệt với nhau nên càng gây ra nhiều khó khăn, buộc các ngân hàng phải nới lỏng các yêu cầu khi cho vay cũng như cắt giảm lãi suất tạo ra nhiều nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và do đó gián tiếp ảnh hưởng đến các ngân hàng. Các doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận có thể sử dụng vốn vay của ngân hàng không đúng mục đích hoặc đầu tư không hiệu quả, thu nhập không đủ bù đắp chi phí... dẫn đến không thể trả được nợ ngân hàng khi đến hạn, tất cả những điều đó đều có thể gián tiếp gây ra rủi ro cho ngân hàng đặc biệt là rủi ro đối với hoạt động tín dụng. Vì vậy, trong thời gian tới việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là thực sự có ý nghĩa và luôn là một đề tài bức xúc đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tìm được các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng để tăng hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng là mong muốn của tất cả các nhà kinh doanh tiền tệ khi phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt, giành giật thị phần để mang lại lợi nhuận.
Kết cấu luận văn gồm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về tín dụng và rủi ro tín dụng.
Chương II: Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 17