Mã tài liệu: 125416
Số trang: 73
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Nghị quyết Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam đã tạo sức mạnh mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội Việt nam phát triển. Với định hướng chiến lược đổi mới nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đây là bước đột phá tư duy kinh tế nhằm khơi dậy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường, tạo ra tốc độ phát triển mới cho nền kinh tế Việt nam. Trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (NQD), vì đây là khu vực kinh tế tham gia vào thị trường đông đảo nhất, có nhiều tiềm năng về nguồn lực huy động vào thị trường để phát triển kinh tế.
Dòng chảy của tiến trình đổi mới nền kinh tế đã tác động mạnh mẽ vào hệ thống ngân hàng, hoạt động tín dụng được coi là nghiệp vụ then chốt, cấp vốn cho nền kinh tế, tạo nguồn thu nhập chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Riêng tỉnh Vĩnh phúc, tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, đẩy mạnh việc hình thành cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ - Xây dựng của tỉnh nhà. Xong nhìn nhận về chất lượng tín dụng hiện nay đang là mối quan tâm không chỉ của các cấp lãnh đạo, các giới điều hành ngân hàng mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội, mang tính chất sống còn đối với mỗi ngân hàng thương mại (NHTM).
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh phúc được thành lập ngay sau khi tái lập tỉnh Vĩnh phúc (01/01/1997), hoạt động trên địa bàn có nền kinh tế chậm phát triển chủ yếu là Nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 240 USD (năm 2001) nên hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng 80% trên tổng thu nhập, dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng trên 70% tổng dư nợ, nợ quá hạn cho vay khu vực kinh tế NQD chiếm tỷ trọng hơn 75% trên tổng nợ quá hạn. Do vậy, mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng là vấn đề cần được quan tâm hiện nay, đặc biệt đối với thành phần kinh tế NQD.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh phúc” cho chuyên đế thực tập của mình. Em hy vọng rằng bài viết của mình sẽ góp phần nhỏ bé đẩy lùi những khó khăn cản trở trong công tác tín dụng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Ngân hàng và khách hàng, đưa hiệu quả tín dụng ngày càng tốt hơn, phục vụ cho hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng trong thời kỳ đổi mới.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Hoạt động cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của các ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 127
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 151
⬇ Lượt tải: 8
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16