Mã tài liệu: 115135
Số trang: 64
Định dạng: docx
Dung lượng file: 355 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Năm 2006 ghi dấu một sự kiện trọng đại, Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (ngày 7/11). Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nước Mỹ cũng chính thức ký phê chuẩn việc trao Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam (ngày 21/12). Những ký kết lịch sử mang tầm quốc tế này sẽ tạo ra rất nhiều những cơ hội mới, thúc đẩy sự tăng trưởng hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam với các nước trên toàn thế giới trong thời gian tới. Dự báo trên đây là hoàn toàn có cơ sở vì hàng hoá của Việt Nam không còn bị phân biệt đối xử và chịu những rào cản thương mại của các nước thành viên WTO nữa. Các doanh nghiệp lớn hay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để bán hàng hoá ra nước ngoài và nhập khẩu những mặt hàng, dịch vụ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với mức thuế ưu đãi được các nước thành viên của WTO dành cho nhau. Một điều đương nhiên, khi đã hội nhập và chấp nhận tham gia quan hệ thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân theo các tập quán và thông lệ quốc tế - một "luật chơi chung" áp dụng cho mọi chủ thể tham gia quan hệ thương mại này.
Theo kết quả đàm phán gia nhập WTO, về cam kết đa phương, Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Do đó, khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, dù với tư cách là người bán hàng (người xuất khẩu) hay người mua hàng (người nhập khẩu), các doanh nghiệp Việt Nam đều phải thỏa thuận với bên nước ngoài về các điều kiện và phương thức thanh toán thích hợp. Nhờ có phương thức thanh toán mà người bán hàng có thể thu được tiền về từ người mua hàng và ngược lại, người mua hàng có thể trả tiền cho người bán hàng và nhận được đủ số hàng theo hợp đồng. Trong mua bán hàng hoá quốc tế, những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau (như Chuyển tiền, Nhờ thu, Ghi sổ, Tín dụng chứng từ) để các bên lựa chọn. Các bên đã sử dụng các phương thức thanh toán một cách thông dụng hơn trong hoạt động giao thương của mình, nhưng do tính chất đặc biệt của nó mà cũng rất dễ gặp rủi ro. Mỗi phương thức có những ưu điểm và hạn chế nhất định nhưng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ mục đích của các bên tham gia quan hệ mua-bán: người bán hàng muốn thu được tiền nhanh, đầy đủ và đúng hạn; trong khi người mua hàng có nguyện vọng nhận được hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng thời gian, tránh được các rủi ro. Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ là một phương thức quan trọng và được coi là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế bởi nó đáp ứng tốt các yêu cầu của cả hai bên, người bán và người mua, về giao hàng, nhận tiền và tránh các rủi ro có thể xẩy ra. Phương thức thanh toán này được sự hỗ trợ của nhiều yếu tố trong đó ngân hàng là một chủ thể đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ làm dễ dàng cho các giao dịch thông qua việc tiếp nhận mở tín dụng thư cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, kiểm soát về chứng từ hàng hoá, thanh toán tiền hàng cho người bán mà còn là cầu nối tạo nên sự tín nhiệm giữa các bên tham gia quan hệ mua bán.
Trong thực tế, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế, thiếu những sự tư vấn, hỗ trợ cần thiết nên phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thường bị động trong quá trình đàm phán với doanh nghiệp nước ngoài về điều kiện và phương thức thanh toán. Các doanh nghiệp nước ngoài luôn chủ động đưa ra các dự thảo hợp đồng do luật sư của họ soạn thảo sẵn, trong đó có phương thức thanh toán có lợi cho họ, để đàm phán với doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, khi bên nước ngoài không thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng và vụ việc được đưa ra giải quyết tại Tòa án nước ngoài hoặc một cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khác theo yêu cầu của một trong các bên, thì doanh nghiệp Việt Nam bị đặt vào tình thế yếu lý, gặp khó khăn trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thậm chí bị thua kiện. Chính vì những lí do và tồn tại kể trên mà rất cần có những giải pháp cho sự phát triển nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, đặc biệt là nghiệp vụ Thanh toán quốc tế bằng phương thức Tín dụng chứng từ ở các ngân hàng Thương mại. Lợi ích từ việc làm này đem lại đó là góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển, tận dụng được các cơ hội giao thương với nước ngoài mang về nguồn thu cho đất nước. Bên cạnh đó các ngân hàng thương mại sẽ khẳng định được vai trò trung gian thanh toán rất cần thiết và quan trọng của mình thông qua việc cung cấp nhanh chóng, kịp thời và chất lượng các dịch vụ thanh toán quốc tế, tìm kiếm được lợi nhuận cho chính mình, từng bước góp phần nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng.
Trên cơ sở nghiên cứu và nắm bắt những đòi hỏi của thực tế này, trong một thời gian dài vừa qua Ngân hàng NHTMCP VPBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm đã không ngừng đổi mới, nâng cao các quy trình nghiệp vụ để hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của mình, trong đó tập trung vào phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ. Cho đến nay, ngân hàng Ngân hàng NHTMCP VPBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng đã thu được một số thành công nhất định nhưng để làm cho hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức Tín dụng chứng từ trở thành một thế mạnh thực sự mang tính cạnh tranh, mũi nhọn, rất cần tiếp tục nghiên cứu, thực hiện một số các giải pháp đồng bộ khác.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận văn của em có kết cấu gồm ba chương như sau:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ.
Chương II: Thực trạng nghiệp vụ Thanh toán quốc tế bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng NHTMCP VPBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng NHTMCP VPBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 197
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16