Mã tài liệu: 237420
Số trang: 0
Định dạng: zip
Dung lượng file: 141 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN
[FONT="]1.1.[FONT="] Lý do chọn đề tài:
Trong thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ta ngày càng phát triển: Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài Đi cùng với sự ổn định về tình hình kinh tế, xã hội đó là sự đầu tư, mở rộng sản xuất của ngày càng nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh. Do đó, nhu cầu về vốn cũng không ngừng được tăng lên. Để đáp ứng đủ nguồn vốn cho xã hội, nơi mà nhiều người sản xuất kinh doanh tìm đến đó chính là ngân hàng.
[FONT="]Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng có nhiều chức năng quan trọng. Trong đó, cung cấp tín dụng là một trong những chức năng thu về lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như những ngành nghề khác, cũng ẩn chứa nhiều rủi ro , như rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, Các loại rủi ro này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt là rủi ro tín dụng, đây là loại rủi ro mà một khi đã phát sinh thì sẽ gây cho ngân hàng rất nhiều khó khăn trong việc khắc phục hậu quả.
[FONT="]Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang từ khi chính thức đi vào hoạt động tháng 06/2006 đến nay, cùng với định hướng và mục tiêu phát triển chung của toàn hàng là không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang đã không ngừng phát triển, mở rộng việc cung cấp tín dụng cho nhiều đối tượng khách hàng. Đi cùng với việc mở rộng cung cấp tín dụng, ngân hàng cũng đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro tín dụng có thể xảy ra, làm cho ngân hàng và hệ thống ngân hàng “an toàn để phát triển” và “phát triển phải an toàn”.
[FONT="] Để thực hiện được điều đó, bản thân các ngân hàng luôn chú trọng quan tâm đến rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng và luôn có các biện pháp nghiệp vụ cần thiết nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Cùng với kiến thức đã được nhà trường cung cấp về hoạt động tín dụng trong ngân hàng trên cơ sở lý thuyết, để thấy được tình hình thực tế tại các ngân hàng nên tôi chọn nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang”.
[FONT="]1.2.[FONT="] Mục tiêu nghiên cứu:
[FONT="] Trong quá trình kinh doanh của mình, các ngân hàng, tổ chức tín dụng luôn không ngừng cạnh tranh với nhau nhằm thu hút khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Do đó, yêu cầu đặt ra nhằm đảm bảo tính cạnh tranh cho ngân hàng là vừa phục vụ tốt cho khách hàng, vừa bảo toàn vốn và có lãi cho ngân hàng.
[FONT="] Xuất phát từ yêu cầu đó, khóa luận đi sâu vào việc nghiên cứu một số chỉ tiêu cụ
[FONT="]thể như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, dư nợ quá hạn, . Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng.
[FONT="]1.3.[FONT="] Phương pháp nghiên cứu:
[FONT="] Cùng với kiến thức đã được trang bị tại trường, kết hợp với thời gian thực tập tại ngân hàng, chuyên đề tốt nghiệp dựa vào một số phương pháp nghiên cứu sau:
[FONT="] - Thu thập số liệu trực tiếp tại ngân hàng như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ,dư nợ cho vay, dư nợ quá hạn, .
[FONT="] - Nghiên cứu các văn bản tín dụng, các nghị định, nghị quyết, quyết định của Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn.
[FONT="] - [FONT="] Phương pháp xử lý số liệu: mô tả thông qua bảng số liệu, nhận xét, đánh giá. Áp dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối qua các thời điểm.
[FONT="]1.4.[FONT="] Phạm vi nghiên cứu:
[FONT="] Tập trung nghiên cứu, tìm hiểu những biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong quá trình họat động của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang từ tháng 06 năm 2006 đến nay.
[FONT="]Tóm tắt chương 1:[FONT="] Đây là chương cơ sở hình thành đề tài, mục đích của việc nghiên cứu đề tài, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 26
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 206
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 18