Mã tài liệu: 126699
Số trang: 80
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Cùng với xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, chủ trương “ làm bạn với tất cả các nước” của nước ta đã và đang từng bước được thực hiện. Việt Nam đang từng bước hoà nhập, gắn nền kinh tế của mình với nền kinh tế khu vực và trên thế giới, từ tháng 07/1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của khối các nước Đông Nam Á (ASEAN), và tiến tới gia nhập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA), và mới gần đây là sự kiện Việt Nam tích cực đám phán để gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) ...
Khi quan hệ quốc tế được mở rộng, quan hệ giữa các nước tăng lên thì các hoạt động thương mại giữa các nước cũng được phát triển, và hoạt động thanh toán quốc tế là một hoạt động then chốt. Xu thế hội nhập đặt ra yêu cầu hoạt động thanh toán quốc tế phải ngày càng phải được hoàn thiện và phát triển vượt bậc để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày một đa dạng, mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Trong hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) thì thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu là một bộ phận quan trọng và đóng vai trò chủ chốt, nó góp phần thúc đẩy Ngoại Thương phát triển, góp phần tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá của đất nước, không những thế nó còn góp phần đẩy mạnh sự hợp tác giữa các nước trên nhiều lĩnh vực. Khi nghiệp vụ thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng, phức tạp hơn thì đòi hỏi các doanh nghiệp, các ngân hàng, các trung gian tài chính phải thực hiện TTQT sao cho vừa thuận tiện, hiệu qủa, an toàn.
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (NHNTVN) với tư cách là ngân hàng đối ngoại chủ lực của nước ta, một trung tâm TTQT lớn nhất Việt Nam, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, không những thế, với bề dày kinh nghiệm và mối quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng tại 85 nước trên thế giới cũng cần một sự thay đổi, nâng cao hơn nữa hoạt động, nghiệp vụ thanh toán và công nghệ ngân hàng để thực hiện tốt trọng trách của mình, hoà nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế, thực sự trở thành một tổ chức tài chính mạnh mẽ, xứng đáng với tầm vóc nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, NHNT cũng phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với hệ thống các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các ngân hàng thương mại cổ phần trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
Kết cấu đề tài:
Chương I : một số lí luận về phương thức thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
Chương II : thực trạng sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương
Chương III : một số giảI pháp nhằm hoàn thiện các phương thức thanh toán quốc tế của ngân hàng ngoại thương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16