Mã tài liệu: 116107
Số trang: 112
Định dạng: docx
Dung lượng file: 719 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Trong những năm qua, nền kinh tế của Việt Nam ngày một phát triển với tốc độ tăng trơơưởng GDP trung bình mỗi năm đạt trên 8%[19]. Đặc biệt năm 2006 đánh dấu một mốc son phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam trong xu thế hội nhập. Chúng ta đã tổ chức thành công hội nghị APEC vào tháng 11/2006, trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức WTO vào ngày 07/11/2006. Các sự kiện trọng đại này tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đối với ngành ngân hàng. Với những cam kết để gia nhập WTO, ngành ngân hàng được đánh giá là một trong những ngành chịu ảnh hươởng nhiều nhất.
Để hội nhập thành công trên “sân nhà”, các NHTM Việt Nam đặc biệt là các NHTM Quốc doanh - những đầu tàu mũi nhọn của hệ thống ngân hàng Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, lành mạnh hoá tài chính theo chuẩn mực quốc tế. Một trong những nội dung hội nhập trong kinh doanh ngân hàng là tham gia vào những hiệp ơƯớc quốc tế, trong đó có các cam kết về quản trị rủi ro ngân hàng. Quan trọng nhất trong các hiệp Ươớc quốc tế về quản trị rủi ro ngân hàng là Hiệp Ước mới về vốn (Basel II) của uỷ ban Basel, có hiệu lực từ 01/01/2007 với những chuẩn mực về an toàn vốn và những nguyên tắc thiết yếu trong vấn đề quản trị rủi ro ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Sự chuẩn hoá công tác quản trị rủi ro, trong đó có quản trị rủi ro theo Basel II không những thể hiện sự lành mạnh trong kinh doanh ngân hàng mà còn tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ trong hợp tác với các nhà đầu tư và cộng đồng tài chính quốc tế. Tuy Hiệp ước Basel II chỉ là một thông lệ quốc tế và việc áp dụng các quy định của Basel II là không bắt buộc, nhưng vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân ngân hàng mà hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều sẵn sàng tuân thủ các quy định của Basel II. Do vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Mặt khác, xét về thực trạng rủi ro của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là rủi ro tín dụng, các con số thống kê và nhiều nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm tới 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng[4]. Hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao so với khu vực và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc[8]. Trong khi đó, tại Việt Nam, hoạt động tín dụng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất: từ 60- 70% trong danh mục tài sản có [10]. Đặc biệt, nguồn tín dụng này đang đóng vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo cho các doanh nghiệp. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn. Nếu không có một chiến lược cụ thể để hoàn thiện công tác quản trị RRTD trong mảng hoạt động cho vay thì chắc chắn các NHTM Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với các Ngân hàng nươớc ngoài vốn đã rất dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Là một ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu tại Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã bươơớc đầu có những triển khai công tác quản trị rủi ro trong đó chú trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực của Basel II, và đã đạt được một số những thành công đáng khích lệ. Song bên cạnh đó, vẫn còn một số vấn đề cần phải giải quyết để hoàn thiện công tác quản trị RRTD của ngân hàng này nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu của Basel II, tăng cường an toàn hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Dựa trên tính khả thi và cấp bách của đề tài, với mong muốn nâng cao khả năng quản trị RRTD của ngân hàng Đầu tơư và Phát triển Việt Nam - một trong những ngân hàng quan trọng hàng đầu của Việt Nam, cùng sự say mê nghiên cứu chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tươ và Phát triển Việt Nam đáp ứng yêu cầu Hiệp Ước mới về vốn của ủy ban Basel”.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng và các quy định về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II
Chương 2: Thực trạng về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo các yêu cầu của Hiệp ước Basel II
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đáp ứng yêu cầu Basel II.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 33
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 17