Mã tài liệu: 134286
Số trang: 61
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia nghèo trên thế giới. Theo chuẩn nghèo mới, Việt Nam hiện có 27% dân số đang sống trong cảnh nghèo đói. Vì vậy Chính phủ Việt Nam đã xác định chương trình xoá đói giảm nghèo là một trong những giải pháp hàng đầu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2010. Và đây cũng chính là mục tiêu thiên niên kỉ của Liên Hợp Quốc.Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội họp tại Copenhaghen- Đan Mạch tháng 3 năm 1995 chính phủ Việt Nam đã tuyên bố: Chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu xóa bỏ đói nghèo trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và sự hợp tác quốc tế, coi đây như một đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của toàn nhân loại “.
Để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo có nhiều biện pháp, trong đó tín dụng luôn được xem là một yếu tố quan trọng để giúp người nghèo vượt ra khỏi cảnh đói nghèo bằng cách kích thích các hoạt động sản xuất nâng cao thu nhập. Vì vậy các quốc gia trên thế giới đều có các chương trình tín dụng cho người nghèo. Song thực tế cho thấy các chương trình đó thành công không cao. Nguyên nhân chính là do chưa giải quyết tốt mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội của các chương trình tín dụng này.Việt Nam hiện có nhiều công cụ tín dụng chống nghèo như: Tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tín dụng hội phụ nữ…trong đó tín dụng của Ngân hàng
Trong đề tài này sẽ giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội của NHCSXHVN là gì? Thể hiện qua các chỉ số nào?
2. Mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội của NHCSXH được thể hiện như thế nào?
3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới vận dụng vào Việt Nam như thế nào?
4. Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội của NHCSXH Việt Nam là gì? Điều kiện để thực hiện giải pháp đó?
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 184
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 2613
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 18