Mã tài liệu: 257868
Số trang: 60
Định dạng: doc
Dung lượng file: 698 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
[FONT="]MỞ ĐẦU[FONT="] Trong giai đoạn hiện nay, sự biến động của nền kinh tế thế giới có thể nói là cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ và sự tác động của nó đến toàn cầu đang diễn ra rất phức tạp, khó lường. Cộng đồng quốc tế đang tìm các giải pháp, bằng mọi cách để khắc phục hạn chế và sự ảnh hưởng của nó. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế của thế giới nhưng bước đầu đã có sự ảnh hưởng và tác động nhất định.
Đặc biệt đối với hệ thống các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, khi càng ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro. Và hiện nay, có thể nói rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu ngày càng trở thành mối quan tâm của các doanh nghiệp và ngân hàng khi cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng ra toàn cầu và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Nhất là đối với hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ( L/C). Với tình hình khủng hoảng tài chính hiện tại có một mối đe dọa rất lớn lên thương mại quốc tế thông qua L/C. L/C trong vài chục năm trở lại đây đã vượt qua vai trò công cụ thanh toán trở thành công cụ đảm bảo cho thương mại quốc tế. Và với nền kinh tế mở như Việt Nam, phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu, ý nghĩa của L/C lớn hơn nhiều so với những gì các nhà kinh tế vẫn nghĩ. Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất, khoảng 11-15% giao dịch thương mại quốc tế sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, với tổng trị giá hàng năm là một nghìn tỷ đô la Mỹ.
Thanh toán theo L/C (thư tín dụng) luôn là phương thức thanh toán quan trọng nhất giữa các doanh nghiệp. Đối với một ngân hàng việc thanh toán quốc tế qua L/C ngày càng trở thành một lĩnh vực hoạt động chủ yếu nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều rủi ro và tổn thất cho ngân hàng đặc biệt trong tình hình kinh tế hiện nay.
Qua một thời gian thực tập tại phòng thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam, em thấy ngân hàng đã phát huy được những thế mạnh của mình qua hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C mặc dù chi nhánh mới đi vào hoạt động từ năm 2006. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, TTQT bằng tín dụng chứng từ không chỉ đơn thuần mang lại những lợi ích kinh tế cho ngân hàng mà còn phát sinh những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, tổn thất trực tiếp cho ngân hàng, cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay). Chính vì vậy, sau khi tìm hiểu em đã chọn viết đề tài:
“Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam”.
Mục đích nghiên cứu:
Đưa các lý luận đã học vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Tìm hiểu thực trạng thanh toán xuất nhập khẩu bằng thư tín dụng, rủi ro cũng như tình hình quản lý rủi ro thư tín dụng tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam.
Đề ra các biện pháp và một số kiến nghị cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hạn chế rủi ro thanh toán qua L/C cho ngân hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
· Đối tượng:
_Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam
_Thực trạng rủi ro và tình hình quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam.
_Quy trình L/C xuất nhập khẩu
· Phạm vi:
NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
· Phương pháp nghiên cứu:
Thông qua việc thu nhập các tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn công việc hiện có tại phòng thanh toán quốc tế, NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam kết hợp với trao đổi, thu nhập ý kiến từ lãnh đạo và nhân viên tại phòng cũng như tham khảo các trang web trên internet, tạp chí kinh tế em đã xây dựng đề tài về phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu qua phương thức tín dụng chứng từ.
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Phương thức tín dụng chứng từ và Rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam.
Chương 3: Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam.
Do phạm vi đề tài hạn hẹp, thời gian thực tập không nhiều nên rất khó tránh khỏi sơ sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía ngân hàng nói chung và phòng thanh toán quốc tế nói riêng để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Lời Cam Đoan
Danh Mục Các Từ Viết Tắt
Danh Mục Các Bảng, Biểu
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
1.1.Khái quát về Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ. 3
1.1.1.Khái niệm 3
1.1.2.Các bên tham gia. 3
1.1.3.Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ 3
1.1.4.Khái niệm, nội dung, phân loại thư tín dụng. 4
1.1.4.1.Khái niệm thư tín dụng. 4
1.1.4.2.Nội dung của một L/C 5
1.1.4.3.Các loại L/C 7
1.2.Một số rủi ro chủ yếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 9
1.2.1.Rủi ro kĩ thuật 9
1.2.2.Rủi ro đạo đức. 11
1.2.3.Rủi ro chính trị 11
1.2.4.Rủi ro khách quan từ nền kinh tế. 12
1.3.Một số kinh nghiệm phòng tránh rủi ro của ngân hàng nước ngoài 12
1.3.1.Phân loại hạn mức tín dụng cho khách hàng. 12
1.3.2.Sử dụng các thoả thuận trong giao dịch tín dụng chứng từ. 12
1.3.3.Áp dụng công nghệ cao và đào tạo con người 13
1.3.4.Trung tâm tài trợ thương mại 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NAM 14
2.1.Tổng quan về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam 14
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển. 14
2.1.2.Sơ đồ tổ chức. 14
2.1.3.Chức năng từng phòng ban. 16
2.2.Thực trạng thanh toán quốc tế tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam 17
2.2.1.Kết quả kinh doanh thanh toán quốc tế của chi nhánh trong thời gian qua. 17
2.2.2.Những sản phẩm TTQT tại chi nhánh hiện có: 19
2.3.Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại chi nhánh Quảng Nam 19
2.3.1.Những quy định chung về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh: 19
2.3.2.Tình hình hoạt động kinh doanh bằng thư tín dụng trong thời gian qua. 20
2.4.Quy trình thanh toán xuất nhập khẩu. 21
2.4.1.Quy trình thanh toán xuất khẩu. 21
2.4.2.Rủi ro trong quy trình thanh toán xuất khẩu. 23
2.4.3.Quy trình thanh toán nhập khẩu. 25
2.4.4.Rủi ro trong quy trình thanh toán nhập khẩu. 27
2.5.Đánh giá rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt nam - Chi nhánh Quảng Nam 30
2.5.1.Rủi ro khi VCB - Quảng Nam là ngân hàng phát hành. 31
2.5.1.1.Rủi ro khi VCB – Quảng Nam phát hành thư tín dụng. 31
2.5.1.2.Rủi ro khi VCB - Quảng Nam thanh toán TTD 35
2.5.2.Rủi ro khi VCB – Quảng Nam là ngân hàng chiết khấu: 36
2.5.3.Rủi ro khi VCB – Quảng Nam là ngân hàng thông báo TTD 39
2.6.Nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam: 40
2.6.1.Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. 40
2.6.2.Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng. 40
2.6.3.Nguyên nhân khách quan trên giác độ vĩ mô. 42
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM 44
3.1.MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO 44
3.1.1.Khi VCB là ngân hàng phát hành. 44
3.1.1.1.Chú trọng nâng cao công tác thẩm định đánh giá khách hàng. 44
3.1.1.2.Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng trước khi phát hành thư tín dụng. 45
3.1.1.3.Xem xét định mức ký quỹ hợp lý đối với doanh nghiệp mở L/C 45
3.1.1.4.Kiểm tra khi nhận bộ chứng từ, thực hiện ký hậu vận đơn và thanh toán. 47
3.1.2.Khi VCB là ngân hàng chiết khấu: 47
3.1.2.1.Tăng cường công tác kiểm tra bộ chứng từ để giảm thiểu rủi ro. 47
3.1.2.2.Chú trọng đến việc tìm hiểu về nước nhập khẩu, nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành 48
3.1.2.3.Xem xét các điều kiện trước khi chiết khấu bộ chứng từ. 49
3.1.3.Khi VCB là ngân hàng thông báo. 49
3.1.3.1.Gửi thông báo thư tín dụng một cách kịp thời và nhanh chóng. 49
3.1.3.2.Kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi thông báo cho khách hàng. 49
3.1.4.Một số biện pháp khác. 50
3.1.4.1.Tiếp thị và thu hút khách hàng tốt, tiềm năng. 50
3.1.4.2.Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. 50
3.1.4.3.Ứng dụng công nghệ thông tin. 50
3.1.4.4.Mở rộng quan hệ đại lý. 50
3.1.4.5.Cần đa dạng hoá các loại hình L/C 51
3.2.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 51
KẾT LUẬN . 53
Tài Liệu Tham Khảo
Phụ Lục
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 227
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 777
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16