Mã tài liệu: 61503
Số trang: 117
Định dạng: docx
Dung lượng file: 598 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu Việt Nam mong muốn là thành viên của nhiều tổ chức thương mại lớn trong khu vực và trên thế giới như tổ chức thương mại thế giới WTO, khối mậu dịch tự do châu Á (AFTA). Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang thay đổi từng ngày thì yêu cầu đổi mới đối với Việt Nam được đặt ra ngày càng cấp thiết. Để có thể hội nhập kinh tế quốc tế một cách nhanh chóng thì Việt Nam cần phải đổi mới trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau.
Trước năm 1986 thì ở Việt Nam không có thành phần kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp chỉ là các doanh nghiệp quốc doanh, thành phần kinh tế hợp tác tập thể, sản xuất và kinh doanh đều theo kế hoạch nhà nước giao, nền kinh tế là bao cấp. Tuy nhiên đến thập kỷ 80 thì hình thức bao cấp không còn phù hợp, các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động không hiệu quả, lạm phát phi mã liên tục nhiều năm do vậy nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Tại đại hội Đảng lần VI năm 1986 đã quyết định xoá bỏ cơ chế bao cấp, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển. Chính vậy mà thành phần kinh tế ngoài quốc doanh bắt đầu phát triển, nhiều loại hình công ty được thành lập như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty 100% vốn nước ngoài, cùng với việc hình thành các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh không hiệu quả, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, hình thành các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế. Hiện nay vai trò của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế Việt Nam là không thể phủ nhận, chính loại hình doanh nghiệp này đã đem lại sức sống mới cho nền kinh tế.
Tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoạt động kinh doanh trước đây chủ yếu là theo kế hoạch nhà nước giao, cho vay chủ yếu là các dự án của nhà nước, các doanh nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên hiện nay Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đang có xu hướng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do sự thành lập mới và quá trình chuyển đổi doanh nghiệp quốc doanh sang các loại hình doanh nghiệp khác nên số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng. Nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay rất lớn. Nhận thức được vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhu cầu vay vốn, nên Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã lập thêm phòng tín dụng 3 chuyên hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng của Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16