Mã tài liệu: 211813
Số trang: 101
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,197 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
LỜI NÓI ĐẦU
Một trong những giải pháp cơ bản thực hiện đường lối đổi mới kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của nước ta là đổi mới mới cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, vùng và thành phần kinh tế. Định hướng đó được thể hiện rõ nét qua các kỳ Đại hội Đảng vừa qua trong các chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đó là việc thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, GDP tăng bình quân hàng năm từ 8 – 8,5% thời kỳ 1996 - 2000 và phấn đấu đạt 8 - 9% thời kỳ 2001- 2010 với tổng nhu cầu vốn đầu tư từ 90 - 95 nghìn tỷ đồng trong đó 39 – 40 % tổng nguồn vốn này được đầu tư từ doanh nghiệp và dân cư. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề, trong đó các giải pháp thuộc lĩnh vực tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và một trong những giải pháp tài chính đó là việc phát huy hơn nữa vai trò của các Ngân hàng thương mại trên phạm vi cả nước để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chuyển sang đầu tư một cách có hiệu quả.
Như chúng ta vẫn biết, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả vốn đầu tư. Nếu không kể việc đầu tư từ ngân sách hoặc tự đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp thì việc khai thác và chuyển dịch các nguồn vốn tích luỹ đến lĩnh vực đầu tư cho vay có thể được tiến hành theo hai phương thức: đầu tư trực tiếp qua thị trường tài chính (phát hành trái phiếu doanh nghiệp) và đầu tư gián tiếp thông qua các trung gian tài chính. Tuy nhiên, do thị trường tài chính nước ta mới đang trong giai đoạn hình thành và ngay cả khi thị trường đi vào hoạt động thì khả năng huy động cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy nguồn vốn đầu tư qua các trung gian tài chính mà chủ yếu là hệ thống Ngân hàng thương mại càng trở nên quan trọng và hữu hiệu hơn bao giờ hết.
Cùng với sự phát triển phát triển chung của nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng thương mại nước ta cũng đã không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định mình là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế. Bằng lượng vốn huy động được trong xã hội và thông qua nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng thương mại đã cung cấp một lượng vốn lớn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng các nhu cầu vốn một cách nhanh chóng, kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Nhờ đó mà hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần trong nền kinh tế được diễn ra một cách trôi chảy. Do vậy, trong thời gian tới, để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đồng thời đáp ứng cho sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như cho nhính bản thân hệ thống Ngân hàng, việc huy động vốn cho kinh doanh trong tương lai chắc chắn sẽ được đặt lên hàng đầu đối với các tổ chức tài chính nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng.
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực II - Hai Bà Trưng
Luận văn được trình bày theo 3 chương với nội dung cơ bản như sau:
Chương I: Lý luận chung về nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng hoạt động huy động vốn kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II – Hai Bà Trưng.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II – Hai Bà Trưng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 235
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 96
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 45
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16