Mã tài liệu: 69798
Số trang: 86
Định dạng: docx
Dung lượng file: 379 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Trong bối cảnh thế giới đa cực và đa phương như hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu hướng tất yếu. Điều này đã phá vỡ khuân khổ chật hẹp của nền sản xuất khép kín trong phạm vi từng vùng, từng lãnh thổ và buộc các nước phải nỗ lực hòa nhập vào nền kinh tế khu vực nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Hội nhập kinh tế quốc tế một mặt có tác động thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển, mặt khác lại có tác động làm cho nền kinh tế phát triển không ổn định. Bởi vậy, mỗi quốc gia cần có các chính sách, giải pháp đúng đắn để từng bước tiến dần trên con đường đầy cơ hội và thách thức ấy.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại, từ hội nghị Trung ương VI, Đảng và Nhà nước ta đã khởi xướng công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế. Bởi vậy trong suốt thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong những năm gần đây, hoạt động ngoại thương luôn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng tiêu thụ sản phẩm trong nước, thu ngoại tệ về cho đất nước, tạo điều kiện cho việc NK những mặt hàng quan trọng phục vụ nhu cầu đổi mới công nghệ, trang thiết bị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH.
Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước ta hiện nay là phải mở rộng kinh tế đối ngoại hướng về XNK. Tuy nhiên, thị trường quốc tế ngày càng mở rộng thì khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp XNK của Việt Nam cũng ngày càng lớn. Sự thiếu hụt về vốn, sự hạn chế về trình độ và kinh nghiệm kinh doanh trong thương mại quốc tế chính là những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường toàn cầu hoá. Bên cạnh đó, để đảm bảo lợi ích của mình, thông thường mỗi bên tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế đều yêu cầu đối tác của mình cung cấp sự đảm bảo chắc chắn việc thực hiện hợp đồng hoặc khả năng thanh toán… bởi một tổ chức có uy tín. Vì những lý do đó, các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế cần có sự hỗ trợ về tài chính cũng như uy tín thông qua các hình thức tài trợ XNK.
Tuy vậy, trong tiến trình hội nhập quốc tế, vấn đề cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong nước và các ngân hàng thương mại quốc tế là điều không thể tránh khỏi. Do đó, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần có các chính sách đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu trong tương lai
Kết cấu của khóa luận
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, khoá luận được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 35
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 90
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 101
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 183
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 20