Mã tài liệu: 135221
Số trang: 79
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Tham gia vào thương mại quốc tế và trở thành một thành viên của thị trường thế giới thống nhất là xu thế tất yếu của mọi quốc gia đang hướng tới sự phát triển toàn diện. Thương mại Quốc tế trở thành một nhân tố mang tính quyết định đến sự phát triển của mọi quốc gia vì một lý do cơ bản là ngoại thương có thể mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của mỗi nước. Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển thì buộc phải tham gia thương mại quốc tế vì không thể có một quốc gia nào tồn tại riêng rẽ mà vẫn đầy đủ được.
Là một nước nằm trong vùng kinh tế đầy sôi động Đông Nam á, Việt Nam luôn nỗ lực để có thể hoà hợp với tiến độ đi lên của nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế trong khu vực nói riêng. Việc đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu mở ra nhiều xu hướng phát triển mới, tạo điều kiện khai thác lợi thế và tiềm năng s•n có của nền kinh tế Việt Nam, nâng cao hợp tác chuyên ngành trên mọi lĩnh vực.
Cán cân thanh toán quốc tế cân bằng là điều mà bất kỳ một quốc gia nào khi tham gia thương mại quốc tế đều mong muốn đạt được. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên ấy. Trong nhiều năm nay, Chính phủ luôn kêu gọi khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tạo điều kiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, đó là việc của sau này, còn hiện tại, với thực trạng nền kinh tế của Việt Nam thì tình trạng nhập siêu là không thể tránh khỏi. Chúng ta không còn cách nào khác là phải “sống chung với nó”, phải tạo điều kiện để nhập khẩu đựơc tốt nhất, có hiệu quả nhất,...
Thực tiễn cho thấy, khó khăn lớn nhất đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động nhập khẩu là sự thiếu hụt về vốn do quá trình nhập khẩu tốn nhiều thời gian và chi phí, đồng thời lô hàng nhập khẩu thường có giá trị lớn. Hơn nữa, thị trường nhập khẩu là thị trường quốc tế phức tạp, chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật và các thông lệ, tập quán quốc tế cũng như tính cạnh tranh không khoan nhượng. Đây đều là những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện còn hạn chế về hiểu biết và kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường quốc tế. Do đó, để bảo vệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam, đồng thời mở rộng, thúc đẩy hoạt động nhập khẩu phát triển theo hướng có lợi cho nền kinh tế thì hoạt động tài trợ nhập khẩu đóng vai trò như một chất xúc tác cho sự phát triển này.
Kết cấu của đề tài :
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Chương 2: Thực trạng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 97
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 183
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 176
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16