Mã tài liệu: 54373
Số trang: 46
Định dạng: docx
Dung lượng file: 430 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Hệ thống ngân hàng có vai trò to lớn đối với hệ thống tài chính nước nhà là tất yếu không thể phủ nhận, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang vươn mình trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tham gia tích cực vào công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Với áp lực cạnh tranh gay gắt đã đặt ra cho hệ thống ngân hàng nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức, đòi hỏi phải phát triển, đổi mới và tiến tới hoàn thiện, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.
Nghiệp vụ bảo lãnh bắt đầu được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX và ngày càng phát triển là khẳng định được vị thế quan trọng trong các giao dịch kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế. Tại Việt Nam, nghiệp vụ này mới chỉ xuất hiện trong khoảng chục năm gần đây. Điều đó có nghĩa là các NHTM Việt Nam mới chỉ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ở mức độ sơ khai, chủ yếu là nhằm đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng. Trong khi đó nghiệp vụ bảo lãnh lại là nghiệp vụ khá phức tạp, lại chứa đựng nhiều rủi ro và có thể liên quan đến yếu tố vượt khỏi biên giới quốc gia. Chính vì vậy việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh tại các NHTM Việt Nam vẫn là một nhiệm vụ cấp thiết.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên trong toàn hệ thống NH Việt Nam thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và được đánh giá là sự lựa chọn hàng đầu của các khách hàng khi có nhu cầu giao dịch bảo lãnh. Trong thời gian vừa qua, nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, góp phần tích cực vào thành công của các giao dịch kinh tế và sự phát triển của hoạt động thương mại trong nước. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Vì vậy làm thế nào để hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh, làm thế nào để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro trong quá trình bảo lãnh đang là vấn đề đáng quan tâm không chỉ của Ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách mà cả đối với sinh viên chúng em.
Nhận thức được vấn đề đó, trong quá trình thực tập tại Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam, em đã mạnh dạn chọn đề tài : “Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở Giao Dịch-Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”.
Về kết cấu của chuyên đề, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại SGD-NHNT Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại SGD-NHNT Việt Nam.Chương 1: Lý luận chung về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 828
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 32
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16