Mã tài liệu: 251961
Số trang: 91
Định dạng: rar
Dung lượng file: 699 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua chi nhánh Ngân hàng Phát triển Vĩnh Long
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước đây, Nhà nước cấp vốn cố định để đầu tư, cấp vốn lưu động để các
doanh nghiệp hoạt động nhưng khi nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự vay, tự trả và tự
chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động. Trong quá trình chuyển đổi đó, Ngân
hàng phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ hỗ trợ phát triển ư Quỹ HTPT) là
một công cụ tài chính trung gian thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát
triển (ĐTPT) của Nhà nước làm cho việc chuyển đổi của nền kinh tế không bị
hụt hẫng. Đây là một chủ trương đúng đắn không những phù hợp với quá trình
chuyển đổi mà còn phù hợp với xu hướng chung của quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
Trong 6 năm qua, chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước do Ngân hàng
phát triển Việt Nam (NHPT VN) thực hiện, đã góp phần thu hút thêm nhiều
nguồn vốn cho đầu tư, tạo thêm động lực phát triển cho một số ngành, lĩnh
vực, sản phẩm quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch nhanh cơ
cấu kinh tế của cả nước và các địa phương. Cùng với các nguồn vốn khác của
xã hội, nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã góp phần thực hiện mục
tiêu xóa đói, giảm nghèo thông qua đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi,
giao thông nông thôn, trong đó rất chú trọng đến việc đầu tư phát triển ở khu
vực miền núi, Tây nguyên và vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý
trong việc thực thi chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong thời gian
qua cũng như hiện nay là tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng cao, nguy cơ tổn thất
nguồn vốn ngày càng gia tăng. Hoạt động của NHPT VN không vì mục tiêu
lợi nhuận nhưng dựa trên nguyên tắc đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí. Do
đó, việc tìm ra những giải pháp để hạn chế phần nào những rủi ro trong quá
trình thực thi chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước, góp phần giảm thiểu
mức thâm hụt ngân sách nhà nước là vấn đề rất cấp thiết hiện nay.
Với mong muốn được góp thêm một lời giải về vấn đề cấp thiết này, tác
giả đã tâm huyết lựa chọn đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua Chi nhánh Ngân hàng phát triển Vĩnh Long.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Dựa vào tình hình thực tiễn trong quá trình thực thi chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước thông qua Chi nhánh NHPT Vĩnh Long, tác giả sẽ phân tích những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, những tồn tại và hạn chế trong việc xử lý rủi ro và từ đó sẽ đề ra giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng
ĐTPT của Nhà nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
- Lý luận về tín dụng ĐTPT của Nhà nước và rủi ro tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
- Đánh giá thực trạng về rủi ro và xử lý rủi ro trong quá trình thực thi chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước thông qua Chi nhánh NHPT Vĩnh Long.
- Dựa trên thực trạng về rủi ro và xử lý rủi ro sẽ đề ra giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng ĐTPT của Nhà nước thông qua Chi nhánh NHPT Vĩnh Long.
* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu những rủi ro và xử lý rủi ro trong quá trình thực thi
chính sách cho vay vốn tín dụng ĐTPT trung và dài hạn của Nhà nước thông
qua Chi nhánh NHPT Vĩnh Long (trước đây là Chi nhánh Quỹ HPT Vĩnh
Long).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
làm phương pháp luận cơ bản.
- Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh, tham khảo ý kiến
các chuyên gia để rút ra kết luận về giải pháp.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn sẽ được trình bày theo 3
chương gồm:
- Chương 1: Những lý luận cơ bản về tín dụng ĐTPT của Nhà nước và rủi ro tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
- Chương 2: Thực trạng về rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng ĐTPT của Nhà nước thông qua Chi nhánh NHPT Vĩnh Long.
- Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ĐTPT của Nhà nước thông qua Chi nhánh NHPT Vĩnh Long.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 28
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 28
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 226
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 230
⬇ Lượt tải: 16