Mã tài liệu: 121266
Số trang: 41
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Kinh tế Việt Nam sau gần 20 năm đổi mới và phát triển từ sau đại hội Đảng lần thứ VI đã khởi xướng công cuộc đổi mới kinh tế, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Đến nay đất nước đã có nhiều biến chuyển tích cực. Trong hơn 4 thập kỷ trước đây, lương thực đối với nước ta luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, tình trạng thiếu lương thực diễn ra triền miên. Tính riêng 13 năm từ năm 1976 đến 1988 Việt Nam đã nhập khẩu 8,5 triệu tấn gạo, trong thời kỳ 1976 đến 1980 bình quân nhập hàng năm là 1,12 triệu tấn qui gạo, thời kỳ 1980 đến 1988 bình quân hàng năm nhập 0,3625 triệu tấn qui gạo. Song từ năm 1989 đến nay, sản lượng lương thực nước ta không những đã trang trải đủ nhu cầu lương thực cho tiêu dùng, có dự trữ lương thực cần thiết mà còn dư thừa để xuất khẩu, hàng năm xuất khẩu từ 1,5 đến 2 triệu tấn qui gạo thời kỳ 1989 – 1995 và tăng lên 3 – 4,5 triệu tấn qui gạo thời kỳ 1996 – 2000. Đã hình thành ở nông thôn những vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh như các vùng trồng lúa gồm; cà phê là sản phẩm hàng hóa xuất khẩu quan trọng đứng thứ 2 sau lúa gạo, cà phê được phân bố tập trung nhất ở vùng Tây Nguyên chiếm 80,25% diện tích và 85,88% sản lượng, … Ngoài vùng cà phê Tây Nguyên, cà phê cũng phát triển mạnh ở vùng Đông Nam Bộ, chiếm 13,27% diện tích và 11,85% sản lượng cà phê của cả nước, trong đó tập trung nhất là tỉnh Bình Phước; cao su là cây công nghiệp lâu năm được phát triển mạnh ở nước ta, phân bổ chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ chiếm 71,14% diện tích và 78,64% sản lượng cao su mủ khô cả nước, trong đó tập trung ở 2 tỉnh Bình Phước và Tây Ninh. Cao su còn phát triển mạnh ở Tây Nguyên chiếm 21,44% diện tích và 17,20% sản lượng mủ cao su cả nước; Hạt điều là sản phẩm có giá trị kinh tế cao là một trong những cây xuất khẩu quan trọng tập trung ở vùng Đông Nam Bộ chiếm 69,4% diện tích và 78,89% về sản lượng hạt điều của cả nước. Nông thôn đã từng bước được thủy lợi hóa cơ khí hóa, điện khí hóa và áp dụng các thành tựu của cách mạng sinh học đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và điều kiện làm việc của người lao động từng bước được cải thiện. Cơ sở hạ tầng trong nông thôn như thủy lợi, giao thông, công nghiệp chế biến nông sản đã có những tiến bộ đáng kể.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Lý luận
Chương II: Thực trạng về vốn tín dụng ở nông nghiệp nông thôn
Chương III: Một số phương hướng và giải pháp cho vốn tín dụng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 902
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16