Mã tài liệu: 131937
Số trang: 81
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Dưa chuột còn gọi là "dưa leo", Tên khoa học là cucumis sativus L., thuộc họ bầu bí (cucubitaceae), vỏ xanh, có hột nhưng ăn được. Dưa chuột có xuất xứ từ Ấn Độ, được trồng ở nước ta đã hàng ngàn năm nay[16].
Dưa chuột là cây ưa ẩm, kém chịu hạn nhưng cũng không chịu được úng, ưa đất thịt nhẹ, đất cát pha, giàu chất hữu cơ và tơi xốp, độ pH thích hợp từ 5, 5-6, 5. Các vùng có khí hậu ấm áp, nhiệt độ trung bình tháng từ 18 - 300C đều có thể trồng dưa chuột [16].
Tuy không có mùi vị nhiều nhưng dưa chuột xứng đáng là nhà vô địch rau quả với hàm lượng khoáng chất cao. Trong đó đặc biệt nhất là kali (300mg/100g) có tác dụng giúp thận hoạt động tốt hơn và hạn chế stress. Ngoài ra dưa chuột còn chứa tới 96%-98% nước, và thành phần dinh dưỡng rất phong phú: 0, 8% protein, 3% cacbohydrat, 12mg % can xi, 56mg% P, 0, 63mg % sắt, mangan, iot. Ngoài ra dưa chuột còn chứa hầu hết các loại vitamin như: B1, B3, B5, B6, vitamin C 5mg%. PP 0, 1mg% vitamin A 0, 30mg%, và E dù chỉ là một lượng không đáng kể. Những vitamin này góp phần làm giảm lượng đường, và tham gia vào quá trình tạo enzyme, quá trình hấp thụ chất sắt của cơ thể [34].
Kết quả nghiên cứu dược lý còn cho thấy: ở gần cuống và trong vỏ dưa chuột, có một loại hoạt chất vị đắng (Cucurbitacina) có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị AIDS vì Cucurbitacina có thể kích thích khả năng miễn dịch của cơ thể [35].
Hiện nay dưa chuột đã trở thành một thứ rau thông dụng, rất được ưa chuộng, có thể ăn sống, ngâm giấm, nấu các món ăn hay chế biến đồ hộp, được dùng làm thuốc. Theo Tây y, dưa chuột có tác dụng lọc máu, hòa tan axít uric và muối urat, có tác dụng lợi tiểu, bài sỏi, bài chất béo xấu, phòng chống bệnh viêm khớp, thấp khớp dạng thống phong (gút), an thần nhẹ, hạ huyết áp, giảm sốt, tẩy giun sán (nhất là hạt). Trong trái dưa chuột tươi có chứa một số propanol và alcohol, có tác dụng ức chế sự chuyển hóa các chất đường thành chất mỡ. Trong dưa chuột còn có nhiều chất xơ, có tác dụng làm tăng nhu động dạ dày và ruột, đẩy nhanh tốc độ đào thải những thứ cặn bã ra khỏi cơ thể và hạ cholesterol. Do đó, thường xuyên ăn dưa chuột có thể giảm béo. Lá cây dưa chuột có vị đắng, tính bình, hơi có độc; có tác dụng chữa đau bụng ỉa chảy. Ngoài ra nước ép dưa chuột có tác dụng da ẩm nhuận, làm cho các nếp nhăn nhỏ giãn rộng ra và làm các vết đen trên mặt mờ dần, nên dưa chuột còn được sử dụng để chế ra một số mỹ phẩm (Sữa chống khô da, Kem dưa chuột sáp ong…). Dưa chuột Ngày càng được dùng nhiều để chữa một số bệnh ngoài da như nếp nhăn, nứt nẻ, da mốc, tàn nhang, da nhờn. Để dưỡng da đắp dưa chuột tươi lên mặt, phòng chống rụng tóc [36].
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 223
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 2152
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 211
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16