Mã tài liệu: 126633
Số trang: 113
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Sự ra đời của công nghệ SDH (Synchronous Digital Hierarchy - Công nghệ truyền dẫn phân cấp số đồng bộ) đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của mạng viễn thông thế giới. SDH thúc đẩy cuộc cách mạng trong các dịch vụ viễn thông và dẫn đến ảnh hưởng sâu rộng đến người sử dụng, các nhà khai thác cũng như các nhà sản xuất thiết bị.
Việc người sử dụng cuối cùng đặc biệt là các nhà kinh doanh ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các phương tiện thông tin đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về các dịch vụ viễn thông chất lượng cao. Các dịch vụ như hội nghị truyền hình, thâm nhập cơ sở dữ liệu từ xa, chuyển giao tệp đa môi trường (đa phương tiện) đòi hỏi một mạng linh hoạt có khả năng đáp ứng được yêu cầu về độ rộng dải thông hầu như không giới hạn. Sự phức tạp của mạng hiện nay xây dựng dựa trên hệ thống truyền dẫn cận đồng bộ PDH tốc độ thấp, điều này đã dẫn đến nhà điều hành mạng không đáp ứng nổi các yêu cầu nói trên. Vì PDH chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thoại thông thường, không phù hợp với truyền dẫn và quản lý các liên kết có độ rộng băng tần lớn. SDH ra đời nhằm giải quyết nhược điểm này của PDH. Khả năng triển khai các hệ thống đồng bộ sẽ được thực hiện nhanh chóng nhờ khả năng tương thích của nó với các hệ thống PDH. SDH qui định cấu trúc cho phép các tín hiệu cận đồng bộ kết hợp với nhau và được đóng thùng vào trong một tín hiệu SDH. Điều này bảo vệ sự đầu tư của các nhà điều hành mạng ở thiết bị cận đồng bộ và cho phép họ phát triển các thiết bị đồng bộ phù hợp cho nhu cầu riêng đối với mạng của họ. Khi thiết bị đồng bộ được đưa vào hoạt động trong mạng thì lợi ích mà nó đem lại đã rõ ràng. Các nhà khai thác sẽ tiết kiệm được đáng kể phần cứng trong mạng, tăng độ tin cậy trong mạng, dẫn đến giảm chi phí cho bảo dưỡng và khai thác.
Khả năng quản lý mạng linh hoạt sẽ cải thiện to lớn trong việc điều khiển mạng truyền dẫn, cải thiện khả năng phục hồi mạng giúp cho việc sẵn sàng thông tin tốt hơn và việc cung cấp các dịch vụ sẽ nhanh hơn.
SDH sẽ cung cấp cho các nhà khai thác một giải pháp mạng cho tương lai như các mạng vùng đô thị (MAN), ISDN băng rộng và các mạng thông tin cá nhân.
Chính vì vậy việc lựa chọn truyền dẫn đồng bộ SDH làm cơ sở cho mạng viễn thông trong tương lai là hướng phát triển đúng đắn.
Ở Việt Nam, thực hiện nghị quyết của Đảng đề ra cũng như kế hoạch tăng tốc hiện đại hoá của ngành bưu điện, công nghệ SDH đã được triển khai và áp dụng từng bước. Từ năm 1994, mạng SDH đã được khai thác, sử dụng ở một số tuyến viễn thông liên tỉnh và đến nay hầu hết các tỉnh thành đều đã áp dụng công nghệ này.
Kết cấu đề tài:
Chương I - Tổng quan về kỹ thuật truyền dẫn đồng bộ SDH
Chương II - Phương pháp sắp xếp các luồng số trong SDH
Chương III - Tổ chức và hoạt động của các loại con trỏ trong khung tín hiệu SDH
Chương IV - Vai trò của các tín hiệu quản lí và bảo dưỡng trong hệ thống SDH
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 1064
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 1572
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 914
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem