Mã tài liệu: 231466
Số trang: 92
Định dạng: doc
Dung lượng file: 528 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Bài chuyên đề gồm 108 trang có đây đủ số liệu thực tiễn và ví dụ minh họa.
Lời nói đầu
1.Tính chất cấp thiết của đề tài.
Đất nước ta đang trong giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bước sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hoạt động trên cơ sở quan hệ cung cầu và quy luật thị trường. Điều đó đòi hỏi các đơn vị kinh tế muốn tồn tại và phát triển phải có một cơ chế thích ứng với các quy luật của thị trường.Trong sự nghiệp phát triển đất nước ngày nay, ngành Ngân hàng đang từng ngày, từng giờ tạo ra những bước tiến nổi bật, chuyển biến cả về chất và lượng trong mọi hoạt động, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới đất nước. Thành công nổi bật nhất của Ngân hàng trong thời gian qua là đã cùng các cấp kìm chế được lạm phát, từng bước ổn định tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là đòn bẩy cho các ngành kinh tế khác. Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, công tác tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số, hoạt động và lợi tức của Ngân hàng.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và mở cửa, tín dụng góp phần to lớn trong công cuộc đổi mới nhằm huy động hết nội lực của toàn xã hội đưa đất nước đi lên. Trong những năm gần đây ngành Ngân hàng bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt không chỉ ở các Ngân hàng được mở rộng và ngày nâng cao chất lượng ở trong nước mà đó còn là thách thức và cơ hội khi các Ngân hàng nước ngoài nhảy vào thị trường, nhất là các Ngân hàng Mỹ với hiệp định thương mại Việt – Mỹ trong năm 2006. Các Ngân hàng thương mại bên cạnh tăng cường và mở rộng các khoản mục bên tài sản nợ thì việc nâng cao chất lượng tài sản có cũng là nhiệm vụ được đặt ra. Tín dụng là hoạt động truyền thống lâu đời, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản có đồng thời mang lại thu nhập lớn nhất nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro. Do đó việc nâng cao hơn nữa mảng hoạt động nghiệp vụ này là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho bất kì Ngân hàng nào.
Kế toàn Ngân hàng nói chung và kế toán nghiệp cụ nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ đối với nghiệp vụ tín dụng, là công cụ đắc lực giúp cho việc điều hành giám sát hoạt động tín dụng hiệu quả cao. Tuy nhiêm phải phối hợp giữa hai bộ phận như thế nào để có thể mang lại hiệu quả cao nhất? Phải làm gì để khai thác và phát huy và vai trò đắc lực của kế toán nói chung và kế toán nghiệp vụ nói riêng trong quản lí một thời gian tại NHNo&PTNT Diễn Châu – Nghệ An, là sinh viên năm cuối em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Kế toán nghiệp vụ tín dụng tại NHNo&PTNT Diễn Châu–Nghệ An”
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu.
Toàn bộ bài chuyên đề đi sâu phân tích cơ sở lí luận về hoạt động tín dụng và về kế toán nghiệp vụ tín dụng. Đồng thời so sánh giữa qui trình thực tế của kế toán nghiệp vụ tín dụng tại NHNo&PTNT Diễn Châu với cơ sở lí luận đánh giá kết quả đạt được , xác định những thành tựu đồng thời tìm ra những khó khăn còn tồn tại để từ đó đa ta một số đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán tại NHNo&PTNT Diễn Châu.
Do giới hạn thời gian cũng như nguồn tài liệu nên bài viết chỉ đi sâu về phân tích công tác kế toán các hình thức cho vay chủ yếu được áp dụng thực tế tại chi nhánh.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Bài chuyên đề vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, bao gồm phương pháp sưu tập, phân tích tổng hợp, đánh giá số liệu kết hợp với các bảng biểu nhằm làm rõ vấn đề đặt ra. Song song với các phương pháp đó, bài chuyên đề còn ứng dụng linh hoạt phương pháp biện chứng duy vật lịch sử với cách nhìn nhận vấn đề toàn diện, cách giải quyết vấn đề triệt để, các số liệu thu thập tại NHNo&PTNT Diễn Châu.
4. Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lí luận chung về công tác kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng về công tác tổ chức kế toán nghiệp vụ tín dụng tại NHNo&PTNT Diễn Châu .
Chương III: Một số ý kiến khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nghiệp vụ tín dụng tại NHNo&PTNT Diễn Châu.
Em xin chân thành cảm ơn đến cô giáo Vũ Thị Thanh Huyên cũng như tập thể cán bộ công nhân viên hiện đang công tác tại NHNo&PTNT Diễn Châu, đặc biệt là các cô chú tại phòng tín dụng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này.
Mặc dù cố gắng phát huy tối đa khả năng bản thân nhưng do kiến thức lí luận cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, bài chuyên đề không thể tránh sai xót. Do đó em rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô, các nhà nghiên cứu để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 1574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16