Mã tài liệu: 215078
Số trang: 0
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 917 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam thời kỳ hậu WTO (giai đoạn 2007 - 2010)
Thời gian thực hiện: 3/2010
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Trong một nền kinh tế thị trường mở, thương mại quốc tế trở thành phổ biến, việc thanh toán giữa các quốc gia với nhau phải sử dụng tiền tệ của nước này hay nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ như vậy, các quốc gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái.
Như chúng ta đã biết, tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của một quốc gia. Việc thay đổi tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực, các doanh nghiệp có thu chi ngoại tệ từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái không chỉ có tác động đến giá cả hàng hóa trong nước, mà còn tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như đến xuất nhập khẩu vốn.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã nỗ lực để phát triển xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán do nhập siêu vẫn còn ở mức cao, giảm gánh nặng nợ vay nước ngoài và ra sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau.
Vấn đề được đặt ra là:
Làm thế nào để nước ta phát huy hết các lợi thế trong nước nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế, phát triển xuất khẩu và ngày càng hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam mà vẫn giữ ổn định kinh tế, chính trị, xã hội? Một trong những vấn đề cần xem xét đó là chế độ tỷ giá hối đoái mà nuớc ta sẽ áp dụng khi đã là thành viên của Hiệp hội thương mại kinh tế quốc tế WTO.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
ã Tỷ giá và chính sách tỷ giá có quan hệ như thế nào đối với cán cân thương mại của một quốc gia?
ã Thực tế quản lý chính sách tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập diễn ra như thế nào?
ã Việt Nam nên có những biện pháp gì về chính sách tỷ giá trong giai đoạn hội nhập để cải thiện cán cân thương mại, cũng như phòng ngừa các rủi ro trong tỷ giá?
3. Phương pháp nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. Đề tài tiến hành phân tích thực tiễn tỷ giá hối đoái (chỉ đi sâu nghiên cứu tỷ giá VND/USD) và cơ chế điều hành của Việt Nam cũng như tác động của nó đến cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, đề tài cũng phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia để rút ra những bài học phù hợp với giai đoạn hậu WTO. Từ đó, đề tài đưa ra một số giải pháp cho tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam thời gian tới.
Do phạm trù tỷ giá và cán cân thương mại là rất rộng nên với phạm vi của đề tài chỉ tập trung vào một số vấn đề lí luận chung và thực tiễn của Việt Nam về: (1.) Cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái, (2.) Cán cân thương mại, (3.) Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá và cán cân thương mại, (4.) Quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại, và (5.) Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
4. Kết cấu đề tài:
Đề tài kết cấu gồm 5 phần:
ã Phần 1: Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại.
ã Phần 2: Kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại.
ã Phần 3: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái- Cán cân thương mại và Thực trạng việc điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.
ã Phần 4: Một số đề xuất hoàn thiện cơ chế quản lý tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại.
ã Phần 5: Kết luận.
Cuối cùng là phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 110
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 265
⬇ Lượt tải: 16