Mã tài liệu: 124075
Số trang: 100
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Nền kinh tế nước ta xuất phát ở trình độ thấp kém, sản xuất nhỏ, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đó là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến nền kinh tế bị khủng hoảng. Song nguyên nhân quyết định chính là do chúng ta đã duy trì quá lâu mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, đóng cửa cả bên trong lẫn bên ngoài. Nhận thức được điều đó, năm 1986 chúng ta đã thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế. Sau hơn mười năm đổi mới, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ta đã đạt được một số thành quả nhất định trên mọi lĩnh vực về đời sống xã hội cũng như về kinh tế. Với chủ trương chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, nhiều thành phần kinh tế mới ra đời, góp phần tích cực vào hoạt động kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, làm giảm các tiêu cực trong xã hội.
Một trong những mắt xích quan trọng trong cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế đó là các tổ chức Ngân hàng. Cùng với các thành phần kinh tế khác, Ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làmcho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư phát triển thị trường ngoại hối.
Trong hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động của tín dụng là một lĩnh vực quan trọng, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Nó được xác định như là một trong những đòn bẩy và là công cụ mạnh mẽ để thực hiện chức năng quản lý kinh tế vi mô Nhà nước.
Như vậy hoàn toàn có thể khẳng định được vai trò to lớn của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động tín dụng lại tỏ ra kém hiệu quả, chất lượng tín dụng ở nhiều Ngân hàng còn thấp biểu hiện là tỷ lệ dùng tín dụng chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn lớn gây ra tình trạng thất thoát vốn của Ngân hàng. Và một thực tế là các Ngân hàng thì bị ứ đọng vốn còn các doanh nghiệp thì lại thiếu vốn. Vì vậy tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong hệ thống các Ngân hàng ở Việt Nam luôn là một yếu tố bức thiết, là điều kiện sống còn cho bản thân mỗi Ngân hàng thương mại, cho ngành Ngân hàng và rộng hơn là cho toàn bộ nền kinh tế.
Là một sinh viên thực tập tại NHCT Hoàn Kiếm, qua một thời gian nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, em thấy Ngân hàng còn một số hạn chế. Vì vậy, trong bài viết này em xin được nêu ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên để từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm
Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 195
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 229
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 3
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 17