Mã tài liệu: 249414
Số trang: 31
Định dạng: doc
Dung lượng file: 209 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
&
Ngày nay, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu trong tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế. Có thể thấy việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) chính là cơ hội để Việt Nam tiến sâu vào hội nhập và phát triển bình đẳng với các quốc gia trên thế giới. Song nhìn về đặc điểm, trình độ, các mối quan hệ kinh tế hiện hữu và năng lực điều hành kinh tế vi mô, vĩ mô, thì chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức không phải là nhỏ. Gắn với công cụộc đổi mới và mở cửa ở nước ta, có nhiều yêu cầu phải giải quyết cùng một lúc: vừa ổn định, vừa phát triển kinh tế trong nước, vừa mở rộng giao lưu quan hệ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài Vì vậy cần phải có những bước đi thận trọng với những chính sách linh hoạt để tránh những “cơn sốc” hay “khủng hoảng” đối với kinh tế Việt Nam trên con đường hội nhập.
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát Để đạt được các mục tiêu của CSTT thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định. Từ khi đổi mới đến nay, các công cụ của CSTT dang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. Việc lựa chọn các công cụ sao cho phù hợp và việc sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất trong từng giai đoạn kinh tế luôn là một vấn đề mà Nhà nước quan tâm theo dõi và đưa ra các quyết định cụ thể. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, thì việc nghiên cứu các công cụ của CSTT là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Các công cụ của CSTT ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” để tìm hiểu và nghiên cứu.
Ngoài phần mở bài và kết luận, đề tài gồm 03 chương với bố cục như sau:
Chương 1: Tổng quan về CSTT trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Thực trạng việc sử dụng các công cụ của CSTT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện các công cụ của CSTT ở Việt Nam hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo ThS. Phạm Thị Bích Duyên đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Vì kiến thức cũng như kinh nghiệm còn non trẻ và thời gian hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự góp ý của cô để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 215
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 92
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16