Mã tài liệu: 147441
Số trang: 35
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Ngay từ những ngày đầu tiên khi nền công nghiệp ngân hàng ra đời và phát triển, tín dụng đã là một phần không thể thiếu, một chức năng đặc trưng, tiêu biểu trong hoạt động của nó. Một tổ chức kinh tế không thể được gọi là một ngân hàng nếu trong đó không phát sinh hoạt động tín dụng, nói cách khác là hoạt động đi vay và cho vay. Có lẽ, quan hệ tín dụng trong nền kinh tế đã tồn tại trước khi ngân hàng đầu tiên xuất hiện, nó có mục đích lớn nhất là phân phối các nguồn vốn trong nền kinh tế theo cách hiệu quả nhất, chuyển những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đến những nơi thiếu hay cần vốn nhằm thu lợi cao hơn. Thế nhưng, hoạt động tín dụng sẽ mãi là nhỏ lẻ, không mang lại hiệu quả tối đa nếu nó cứ diễn ra giữa từng cá nhân hay thậm chí từng tổ chức. Sự xuất hiện của ngân hàng đã giải quyết được vấn đề này, ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính có khả năng huy động, tập trung các nguồn vốn trong nền kinh tế với qui mô lớn, đa dạng về chủng loại. Vì thế, giờ đây bên cạnh vay vốn dựa trên quan hệ cá nhân, trực tiếp giữa hai bên, người ta có thể vay tín dụng thông qua ngân hàng với qui mô và loại hình không hạn chế. Hơn thế nữa sự hình thành quan hệ tín dụng trong ngân hàng thương mại giúp giảm chi phí cho sự lưu thông vốn, khiến cung và cầu vốn tiếp xúc với nhau thuận tiện và dễ dàng hơn. Sự xuất hiện của ngân hàng chính là sự phát triển hoàn thiện của quan hệ tín dụng, nó đã khiến hoạt động tín dụng phát huy tối đa hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Và cũng vì lẽ đó, tín dụng luôn gắn chặt với lịch sử phát triển của ngân hàng, nó là yếu tố quyết định sự thành bại của một ngân hàng. Cùng với sự phát triển chung của ngành ngân hàng, hoạt động tín dụng trong ngân hàng cũng có những tiến bộ đáng kể, ngày càng có nhiều hình thức cho vay với qui mô và hình thức không hạn chế. Tuy không còn chiếm vai trò độc tôn trong ngân hàng như cách đây vài thập kỉ nhưng ngày nay, cho vay vẫn chiếm từ 1/2 đến 2/3 trên tổng tài sản của một ngân hàng, và vẫn là một nguồn thu nhập chủ yếu hết sức quan trọng đối với mọi ngân hàng. Không những thế, đứng trước những đòi hỏi mang tính thời đại, sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin và sự phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu theo hướng mở cửa hội nhập, việc quản lí hoạt động tín dụng, phát hiện và phòng chống rủi ro tín dụng là một nhiệm vụ cấp thiết, sống còn đối với công tác quản lí cũng như sự phát triển chung của ngân hàng thương mại.
Với những nhận thức cơ bản đó, em tiến hành đề tài này theo ba phần như sau:
Phần A: Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại:
Phần B: Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
Phần C: Đây là phần được dành để trình bày một số nhận định của bản thân về thực trạng hoạt động và một số nguy cơ trong tương lai của công tác tín dụng trong NHTM. Một số giải pháp chung được nêu lên có tính chất tham khảo.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 32
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem