Mã tài liệu: 229175
Số trang: 71
Định dạng: doc
Dung lượng file: 549 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Cụ thể mục tiêu của đề tài là đi nghiên cứu những vấn đề sau:
- Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng
- Phân tích tình hình nợ quá hạn của ngân hàng
- Từ đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu từ tình hình tín dụng
- Tìm ra những biện pháp khắc phục và phòng ngừa thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng,
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hiện nay với cơ chế thị trường cùng với chính sách đối ngoại - mở cửa, Ngành Ngân hàng là cầu nối quan trọng, tin cậy và cần thiết cho sự hoạt động cũng như giao dịch của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, mà hoạt động của Ngân hàng rất phong phú và đa dạng, tham gia trong nhiều lĩnh vực. Nhưng do giới hạn về tài liệu, số liệu, thời gian nên không đi sâu phân tích chi tiết từng nghiệp vụ, từng loại hoạt động cụ thể mà chỉ dựa trên số liệu trong 3 nămgần nhất.
1.3.1. Không gian
Chỉ tập trung tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Tỉnh Bến Tre – Phòng giao dịch Mỏ Cày.
1.3.2. Thời gian
Thời gian chủ yếu là trong 3 nămgần nhất (2004-2006) tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh Tỉnh Bến Tre – Phòng giao dịch Mỏ Cày.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Chủ yếu là các báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm gần nhất.
Vì kiến thức và thời gian có hạn. hơn nữa thời gian tiếp cận thực tế quá ít, chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô, anh, chị trong cơ quan để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Thế nào là Ngân hàng Thương mại?
- Ngân hàng Thương mại là tổ chức tài chính nhận gửi tiền và cho vay tiền.
- Ngân hàng Thương mại là tổ chức tài chính có giấy phép kinh doanh của chính phủ để cho vay tiền và mở các tài khoản tiền gửi, kể cả các tài khoản tiền gửi mà dựa vào đó có thể dùng các tờ séc.
- Ngân hàng Thương mại là nơi trực tiếp giao dịch với công chúng để nhận ký thác cho vay và cung ứng những dịch vụ tài chính.
- Điều 1 của pháp lệnh Ngân hàng Việt Nam: Ngân hàng Thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó cho vay. Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và làm phương tiện thanh toán.
Tóm lại, Ngân hàng Thương mại có thể định nghĩa như sau: Ngân hàng Thương mại là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, huy động vốn cho vay chiết khấu, bảo lãnh dịch vụ thanh toán và cung cấp các dịch vụ khác.
2.1.2. Chức năng của Ngân hàng Thương mại
2.1.2.1.Tạo tiền
Một trong những chức năng chủ yếu của Ngân hàng Thương mại là khả năng tạo tiền và hủy tiền. Tạo tiền cùng với chức năng khác của Ngân hàng Thương mại hợp thành một hệ thống các chức năng, phản ánh bản chất của các Ngân hàng Thương mại. Chức năng này được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng và đầu tư, trong mối quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng Trung Ương của mỗi nước. Nếu tín dụng Ngân hàng được mở ra để tạo điều kiện cho quá trinh sản xuất kinh doanh và những hoạt động của nó thì trong những trường hợp sản xuất không thực hiện được và nguồn tích luỹ khác sẽ bị hạn chế. Hơn nữa, các đơn vị sản xuất có thể bị ứ đọng vốn, không sản xuất được vào quá trình sản xuất ở mọi thời điểm, nhưng lại thiếu vốn kinh doanh ở thời điểm khác.
Trong nền kinh tế, bao giờ và lúc nào cũng phải tôn trọng một nguyên tắc quan trọng là cung tiền tệ phải vừa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, với tốc độ phát triển kinh tế dự kiến. Nếu tiền cung ứng tăng quá nhanh tất yếu lạm phát sẽ xuất hiện và những hậu quả của nó đương nhiên nền kinh tế phải gánh chịu. Các Ngân hàng Thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách này, trong mối quan hệ với Ngân hàng Trung Ương của mỗi nước. Tín dụng Ngân hàng, trong trường hợp này, thực hiện vai trò của nó như là kênh dẫn để thông qua đó, tiền cung ứng tăng lên hoặc giảm xuống phù hợp với chính sách tiền tệ quốc gia.
2.1.2.2. Cơ chế thanh toán
Bên cạnh chức năng tạo tiền, các Ngân hàng Thương mại còn thực hiện một chức năng khác là đưa ra cơ chế thanh toán, hay nói cách khác, sự vận động vốn là một trong những chức năng quan trọng do các Ngân hàng Thương mại thực hiện. Ở các nước phát triển và đang phát triển phần lớn công tác thanh toán được thực hiện thông qua séc và thẻ thanh toán.
Phần lớn séc thanh toán trong nước được thực hiện bằng thanh toán bù trừ, thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại. Việc phát hành séc để rút tiền từ tài khoản tiền gửi và ký thác trong cùng một Ngân hàng thật ra đó là sự chuyển vốn từ tài khoản này sang tài khoản khác, và nếu giữa hai Ngân hàng trong cùng một địa bàn sẽ tiến hành trao đổi séc trực tiếp, nhưng nếu xảy ra một trong số Ngân hàng trong cùng một địa bàn, buộc phải tiến hành thông qua thanh toán bù trừ. Quá trình sẽ trở nên phức tạp, mất thời gian và tốn kém khi việc thanh toán bù trừ diễn ra giữa các Ngân hàng thuộc các địa bàn khác nhau trong nước.
2.1.2.3. Huy động tiết kiệm
Các Ngân hàng thực hiện các dịch vụ rất quan trọng đối với tất cả dân cư trong nước thuộc các khu vực của nền kinh tế bằng cách đáp ứng những điều kiện và các công cụ thuận lợi cho việc chuyển tiền và rút tiền tiết kiệm một cách dễ dàng, nhằm thực hiện các mục đích có tính chất xã hội rộng lớn. Do đó, huy động tiết kiệm đã trở thành một chức năng quan trọng của Ngân hàng Thương mại.
2.1.2.4. Mở rộng tín dụng
Chức năng chủ yếu và quan trọng bậc nhất của Ngân hàng Thương mại là mở rộng tín dụng đối với các Ngân hàng đáng tin cậy. Chức năng tín dụng được hình thành từ rất sớm. Ngay từ khi hình thành những người tổ chức các Ngân hàng luôn tìm kiếm cơ hội để thực hiện cho vay.
2.1.2.5. Tạo điều kiện để tài trợ ngoại thương
Việc tài trợ này góp phần vào tự do ngoại thương giữa các nước với nhau và với một phí tổn thấp hơn. Do quá trình hợp tác và phân công lao động có tính quốc tế, nghiệp vụ Ngân hàng đối ngoại của các Ngân hàng Thương mại cũng tăng không ngừng.
2.1.2.6. Dịch vụ uỷ thác
Các văn phòng uỷ thác có trách nhiệm đầu tư quản lý số vốn này và phân phối thu nhập theo các điều khoản của hợp đồng uỷ thác
2.1.2.7. Bảo quản an toàn vật có giá
Chức năng bảo quản an toàn vật có giá chỉ diễn ra ở các Ngân hàng lớn, nơi có điều kiện hình thành các kho đặc biệt. Bảo quản an toàn và chắc chắn.
2.1.2.8. Dịch vụ kinh kỷ
Phần lớn Ngân hàng Thương mại đều cung cấp dịch vụ kinh kỷ - đó là việc mua và bán các chứng khoán cho khách hàng - Mặc dù quyền hạn trong dịch vụ tài chính của các Ngân hàng được nâng lên nhưng không vượt quá giới hạn các hoạt động bảo lãnh hoặc cung ứng các dịch vụ nghiên cứu và vốn đầu tư thông thường, kết hợp với các hoạt động môi giới. Việc cho phép tiến hành cung cấp những dịch vụ này được thực hiện trước năm 1983 nhưng vẫn chưa hội đủ những kinh nghiệm cần thiết để đánh giá khả năng tiềm tàng của chúng.
2.1.3. Các hình thức huy động
2.1.3.1 Các loại tiền gửi
a) Tiền gửi không kỳ hạn
[FONT="]Ngân hàng thương mại từ khi mở cửa hoạt động thì không ngừng động viên khuyến khích khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng. Tiền gửi thanh toán là loại
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 1491
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 2422
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 190
⬇ Lượt tải: 11
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16