Mã tài liệu: 102756
Số trang: 79
Định dạng: docx
Dung lượng file: 407 Kb
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Có thể nói trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần chủ động về vốn, tuỳ vào đặc điểm kinh doanh cụ thể mà cơ cấu vốn có sự khác biệt nhau ở một mức độ nào đó. Mặt khác vốn được xem là một phạm trù của nền kinh tế hàng hoá, một trong hai yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá. Đồng thời để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp đều cần quan tâm đến vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng vốn sao cho hiệu quả đạt được là cao nhất cũng như chi phí sử dụng vốn là thấp nhất.
Đồng vốn bỏ ra có hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, nó tác động rất lớn đến việc tăng hay giảm chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới việc giảm hay tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng đã và đang là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp hết sức quan tâm.
Trước kia trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp được Nhà nước cấp phát vốn, lỗ Nhà nước bù, lãi Nhà nước thu. Do đó các doanh nghiệp Nhà nước không quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn. Còn ngày nay khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và cạnh tranh, thì chính các doanh nghiệp Nhà nước cũng luôn đặt trong xu thế chung này. Các doanh nghiệp Nhà nước lúc này cũng phải tự chủ về tài chính, đối mặt với sự canh tranh gay gắt ấy. Vì vậy để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng phải luôn quan tâm và không ngừng có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đó là một vấn đề cơ bản không thể thiếu đối với sự tồn tại phát triển và cùng cạnh tranh của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào.
Nội dung của luận văn bao gồm:
Chương 1: Vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp.
Chương 2: Tình hình sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Technoimpot.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Technoimpot.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 192
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 234
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 17