Mã tài liệu: 127982
Số trang: 58
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Vốn vật tư là một phạm trù kinh tế, nó gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Vì vậy, để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn vật tư nhất định. Vật tư là một yếu tố quan trọng, là tiền đề cần thiết và thiết yếu với mọi quá trình sản xuất. Vai trò của vật tư được phát huy trên cơ sở thực hiện chức năng sản xuất, bằng cách chủ động tổ chức, đảm bảo sử dụng và nâng cao hiệu quả của vật tư.
Việc tổ chức, đảm bảo đầy đủ, kịp thời vật tư cho nhu cầu sản xuất kinh doanh có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế cuối cùng được thể hiện ở mức lợi nhuận đạt được. Điều đó phụ thuộc vào việc sử dụng vật tư có hiệu quả hay không. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vật tư cần thiết, cân nhắc và lựa chọn phương án sản xuất có hiệu quả, lựa chọn sản phẩm sản xuất hợp lý. Vì thế, công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư trong doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tự khẳng định vị trí của mình, tìm chỗ đứng vững chắc trong cơ chế mới.
Trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, doanh nghiệp Nhà nước luôn giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước không những nắm giữ các ngành kinh tế trọng yếu, quyết định tốc độ tăng trưởng của nền KTQD mà còn đóng góp một phần quan trọng trong tổng thu NSNN. Mặt khác, cũng có không ít các doanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ sự lúng túng trong tổ chức và huy động vật tư, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, vật tư không được cung ứng kịp thời và gây ra tình trạng phá sản hàng loạt. Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân gây ra, song một nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp chưa có cái nhìn chiến lược về quản lý vật tư, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý và sử dụng vật tư sao cho hiệu quả. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra đối với các doanh nghiệp hiện nay là làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư trong cơ chế thị trường.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1. Một số lý luận cơ bản về tổ chức, quản lý, sử dụng vật tư trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 2. Thực trạng về tình hình tổ chức, quản lý, sử dụng vật tư tại Công ty cơ khí may Gia Lâm
Chương 3. Các giải pháp kinh tế tài chính chủ yếu để nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý vật tư tại Công ty cơ khí may Gia Lâm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 213
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 184
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 184
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 8
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16