Mã tài liệu: 97617
Số trang: 51
Định dạng: docx
Dung lượng file: 213 Kb
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Trong cuộc tranh đua phát triển kinh tế hiện nay, vấn đề tăng trưởng nhanh và lâu bền đang đặt ra gay gắt với tất cả các quốc gia. Đối với những nước đi sau, có điểm xuất phát thấp về kinh tế, yêu cầu này đặt ra như một đòi hỏi sống còn:hoặc là đuổi kịp và vượt lên trước, hoặc là tụt lại sau và ngày càng xa rời các cơ hội phát triển.
Việt Nam nằm trong tình huống của những nước đi sau. Hơn thế, khi so sánh các mục tiêu của sự phát triển theo định hướng XHCN mà chúng ta đang theo đuổi với trình độ xuất phát vào loại thấp nhất thế giới thì yêu cầu nói trên càng trở nên cấp bách. Công cuộc chuyển sang nền kinh tế thị trường mấy năm qua với những thành tựu khá ngoạn mục, một mặt chỉ ra giải pháp phát triển tổng quát, đáng tin cậy, mặt khác nó làm rõ các giới hạn cần được vượt bỏ để nền kinh tế có thể tiếp tục phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Trong số các giới hạn, nguồn vốn, nguồn vốn phát triển hiện đang là một trong những thách thức to lớn, khó khắc phục nhất.
Với mức thu nhập quốc dân đầu người còn thấp, chỉ khoảng 400 usd/ người, lại đang trong quá trình khắc phục hậu quả của hệ thống phân phối bình quân, mức tích luỹ hiện tại của nước ta,xét cả trên chỉ số tương đối (tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư /GDP) lẫn khối lượng tuyệt đối là rất thấp. Thực tế những năm qua cho thấy rằng lượng tiết kiệm quốc nội còn xa mới đáp ứng được yêu cầu phát triển. Logíc của vấn đề dẫn tới kết luận rằng:huy động và sử dụng nguồn lực nước ngoài là giải pháp quan trọng để đưa nền kinh tế thoát khỏi khó khăn. Viêc thực thi định hướng nền kinh tế mở những năm qua đã và đang góp phần đáng kể vào các thành tựu cải cách, trong đó đã thu hút một lượng không nhỏ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Quá trình này mang lại cho chúng ta nhiều bài học quí giá, chỉ ra những vấn đề cần làm rõ, cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn trong công tác huy động và sử dụng nguồn vốn oda. Nguồn vốn oda đang là một nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kết cấu hạ tầng, tạo những tiền đề quan trọng trong các mặt của xã hội, là cơ sở cho sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy việc sử dụng oda ở nước ta đạt hiệu quả chưa cao, điều đó không những làm tăng gánh nặng nợ nần cho đất nước mà còn làm giảm sự tin tưởng của các quốc gia, các tổ chức đang viện trợ cho ta. Do đó cần phải có những giải pháp đúng đắn trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn oda, cần phải đúc rút và học hỏi kinh nghiệm quốc tế, tổng kết lại quá trình hoạt động thực tiễn ở nước ta trong lĩnh vực này một cách có hệ thống và nghiêm túc.
Khi ngiên cứu về vấn đề này , em cũng không mong muốn gì hơn là có thể đóng góp một vài ý kiến, kiến nghị để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn oda. Từ đó góp phần nhỏ bé vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta trở thành điểm đến tin cậy cho các luồng vốn nước ngoài, nhất là nguồn vốn oda.
Chương I: một số vấn đề lý luận về hiệu quả
Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở nước ta
Chương III: một số phương hướng và giải pháp nhằm năng cao hiệu quả sử dụng nguồn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 187
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 17