Mã tài liệu: 146998
Số trang: 31
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Trong tiến trình chuyển đổi cơ chế kinh tế sang cơ chế thị trường có điều tiết của Nhà nước, không ít những doanh nghiệp đã kịp thời thích nghi với cơ chế mới và đang trên đà phát triển bền vững, nhưng cũng không ít những doanh nghiệp vẫn còn đang loay hoay trong việc tìm kiếm một con đường phát triển. Và một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp là vấn đề vốn, không chỉ là ở việc tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động mà quan trọng hơn là sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả, không thất thoát vốn và mang lại lợi nhuận, từ đó tăng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, tạo đà phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Là một trong những ngành kinh tế quan trọng của đất nước, ngành lắp máy Việt Nam đã được thành lập từ năm 1960, nhưng chỉ đến năm 1990 mới chính thức chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Cũng thời gian này Tổng công ty lắp máy phát triển mạnh mẽ và toàn diện, đặc biệt khằng định một cách vững chắc và thành công trong vai trò Tổng thầu EPC các dự án lớn trọng điểm, tạo ra các tiền đề cơ bản về cơ sở vật chất và năng lực quản lý để thực hiện thành công nhiệm vụ chiến lược phát triển Tổng công ty và chuẩn bị tích cực cho quá trình hình thành Tập đoàn Kinh tế. Tuy nhiên, để bắt kịp sự phát triển của tập đoàn trên thế giới cũng như trong khu vực vẫn còn một khoảng cách khá lớn, đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa sức mạnh và hiệu quả các hoạt động của ngành.
Ngày 1 tháng 12 năm 1995 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có quyết định 999/ BXD - TCLD thành lập Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Tổng công ty 90 trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị của Liên hiệp các xí nghiệp Lắp máy thuộc Bộ Xây dựng).
Đây là điều kiện thuận lợi để Tổng công ty Lắp máy Việt Nam có thể tận dụng những ưu thế sẵn có của mình nhằm tăng cường sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nhanh, mạnh, tiến tới bắt kịp sự phát triển của nền công nghiệp nặng trong khu vực và quốc tế. Đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn đòi hỏi Tổng công ty Lắp máy Việt Nam phải chú trọng nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đặc biệt trong vấn đề sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao. Trong tương lai, với kế hoạch chuyển Tổng công ty Lắp máy Việt Nam thành tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước thì vấn đề này lại càng trở nên quan trọng. Nhận thức được thực tế khách quan này, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty Lắp máy Việt Nam”
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty Lắp máy Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty Lắp máy Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 152
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 223
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 231
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 225
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 246
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 149
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 18