Mã tài liệu: 120459
Số trang: 107
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Sự phát triển bùng nổ của thị trường chứng khoán cùng với xu thế cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đã thúc đẩy công tác định giá doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn. Trong quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, việc định giá doanh nghiệp là vấn đề quan trọng, nó là căn cứ để giải quyết các vấn đề về pháp lý và tài chính.
Tiến hành định giá doanh nghiệp là đi xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp. Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp mà có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Định giá doanh nghiệp hiện đang là một trong những vấn đề cần thiết nhất trong việc chuẩn bị cổ phần hóa, việc tái cấu trúc doanh nghiệp để trở thành công ty cổ phần, việc bán cổ phần của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa ra bên ngoài hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực trong việc thay đổi trong hệ thống pháp lý nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thành công tác cổ phần hóa. Đặc biệt là sự ra đời của nghị đinh 109/2007/NĐ-CP đã giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc trong quá trình định giá và cổ phần hóa doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Thông tư 146/2007/TT-BTC đã hướng dẫn và quy định cụ thể về việc lựa chọn các phương pháp định giá, trong đó khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn các phương pháp tính giá thích hợp với doanh nghiệp và nêu ra hai phương pháp điển hình là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu.
Tuy nhiên, chất lượng định giá doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay còn nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết như mô hình và phương pháp, thời gian và chi phí định giá, kết quả định giá... Việc định giá doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn mang tính áp đặt vì định giá doanh nghiệp chủ yếu gắn với quá trình cổ phần hoá. Vì vậy, công tác định giá doanh nghiệp không những chỉ cần thiết cho công tác cổ phần hoá mà còn cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường đặc biệt là sự phát triển của thị trường chứng khoán. Việc xác định giá trị doanh nghiệp là việc diễn ra thường xuyên ở các doanh nghiệp nên việc nghiên cứu vấn đề này trở nên hết cần thiết có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Kết cấu của đề tài:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về định giá và chất lượng định giá doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng chất lượng định giá doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay (lấy Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện làm điểm nghiên cứu)
Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng định giá doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 145
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16