Mã tài liệu: 37878
Số trang: 64
Định dạng: docx
Dung lượng file: 295 Kb
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước được tổ chức thực hiện nhằm tạo lập một nguồn tài chính ổn định từ sự đóng góp của cộng đồng, của các tổ chức, đơn vị và cá nhân tham gia BHYT để chia sẻ nguy cơ bệnh tật và giảm bớt gánh nặng về tài chính của mỗi người khi không may bị ốm đau. BHYT được xác định như là một cơ chế tài chính nhằm thực hiện quá trình xã hội hoá công tác y tế, đảm bảo công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Trải qua hơn 15 năm thực hiện, từ khi tổ chức các mô hình thí điểm vào những năm 1989 – 1991 , chính sách BHYT ở Việt Nam đã được hình thành, phát triển và thu được những thành tựu rất đáng khích lệ. BHYT đã đi từ không đến có, ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng và đang trong quá trình tiến tới BHYT toàn dân theo tinh thần nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
Thực tế cho thấy, chính sách BHYT ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể và đang hoàn thiện dần về mặt pháp lý qua các giai đoạn với việc Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT kèm theo các Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992; Nghị định số 58/1998/NĐ - CP ngày 13/8/1998 và Nghị định số 63/2005/NĐ - CP ngày 16/5/2005. Theo đó, các loại hình tổ chức thực hiện BHYT, các nhóm đối tượng tham gia chính sách BHYT cũng như quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT đã ngày càng được phát triển, mở rộng. Sự gia tăng, mở rộng của BHYT làm cho nguồn thu của BHYT tăng lên. Nhưng bên cạnh đó số chi BHYT cũng tăng theo, không những thế chất lượng BHYT ngày càng nâng cao và mức chi trả BHYT ngày càng tăng. Việc mở rộng phạm vi chi trả, nhất là khi thanh toán cho những ca khám chữa bệnh sử dụng kỹ thuật cao sẽ làm cho số chi của BHYT tăng cao. Và như vậy nguy cơ đứng trước khả năng không thể cân đối được quỹ BHYT là hoàn toàn có thể sảy ra.Trong khi quỹ BHYT là rất quan trọng để BHYT thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Kết cấu của chuyên đề thực tập bao gồm: Ngoài phần lời nói đầu và phần kết luận chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Tổng quan về bảo hiểm y tế
Chương II: Thực trạng công tác thu chi quỹ bảo hiểm y tế
Chương III: Giải pháp nhằm cân đối thu chi quỹ bảo hiểm y tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 4731
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 16