Mã tài liệu: 126427
Số trang: 76
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mọi thành phần kinh tế trong nước cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn để tồn tại và phát triển. Trong số đó thì hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng gặp phải không ít những rủi ro và thách thức lớn trong tiến trình hội nhập của đất nước, khi mà hội nhập đang là vấn đề tất yếu thì vấn đề của các NHTM lúc này cũng là sự tự vận động để tìm cách hoàn thiện và đổi mới phương thức kinh doanh của mình để giữ và thu hút khách hàng.
Ngân hàng thương mại từ khi mới bắt đầu được thành lập, đã thực hiện các nghiệp vụ như cung cấp tín dụng, nhận tiền gửi và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác. Một trong số các khách hàng lớn của hệ thống các NHTM chính là các doanh nghiệp, mà phần lớn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) với số lượng chiếm đến hơn 90% trên tổng số doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp của Việt Nam. Thành phần kinh tế này mỗi năm đã đóng góp khoảng 50% vào tổng GDP theo giá trị thực tế, doanh số bán hàng mỗi năm chiếm gần 90% tổng mức bán lẻ hàng hoá và tiêu dùng xã hội, nộp cho NSNN hàng ngàn tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động nhàn rỗi, có khả năng thích ứng nhanh với những biến động của nền kinh tế, có khả năng tận dụng và phát huy tối đa thế mạnh của địa phương… Với những ưu thế nhất định đó cùng với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô, các DNNQD đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Tây nói riêng. Do đó vấn đề tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này phát triển là rất cần thiết và đòi hỏi các ngành chức năng, các cơ quan tổ chức cùng phối hợp thực hiện. Thực tế cũng cho thấy các doanh nghiệp hiện đang gặp không ít khó khăn về nhiều mặt, trong đó vấn đề tìm kiếm nguồn vốn luôn là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết để mở rộng sản xuất, tiếp cận với công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị máy móc… Tuy nhiên hiện trên thực tế các doanh nghiệp chưa nhận được sự nhiều sự hỗ trợ từ phía các ngân hàng. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Hà Tây, em nhận thấy vấn đề cho vay đối với các DNNQD tại chi nhánh chưa thực sự được chú trọng quan tâm thích đáng, doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp này hiện đang chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, và chất lượng của hoạt động cho vay này chưa cao. Vấn đề đặt ra đối với toàn chi nhánh ngân hàng là làm thế nào đó để có thể nâng cao được doanh số cho vay và hiệu quả cho vay đối với các DNNNQD trên cả nước nói chung và trên địa bàn Tỉnh Hà Tây nói riêng. Do đó trên cơ sở những số liệu thực tế của Ngân hàng và một số nguồn thông tin khác, em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNNQD của Chi nhánh NHCT Hà Tây” làm chuyên đề tốt nghiệp nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn khách quan trong hoạt động ngân hàng.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Những vấn đề chung về hiệu quả cho vay của NHTM đối với DNNQD
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại Chi nhánh NHCT Hà Tây
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNNQD tại Chi nhánh NHCT Hà Tây
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem