Mã tài liệu: 21522
Số trang: 102
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,208 Kb
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng thương mại (NHTM) là định chế tài chính trung gian thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ tài chính tiện ích cho sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống con người. Trong đó, tín dụng (TD) là nghiệp vụ cơ bản và quan trọng nhất vì nó là nghiệp vụ tạo ra thu nhập cơ bản cho Ngân hàng (NH). Song đây cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều áp lực và rủi ro, có thể gây tổn thất lớn cho NH. Các con số thống kê và nhiều nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng (RRTD) chiếm tới 70% trong tổng rủi ro hoạt động NH. Thực tế hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM VN) trong thời gian qua là một minh chứng cho nhận định này: Hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao so với khu vực và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn. Đó thực sự là một yêu cầu khách quan, là điều kiện sống còn để NHTM có thể tồn tại và phát triển. Với thực tế là doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ đối với Doanh nghiệp (DN) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động TD của các NHTM, cho nên hạn chế RRTD đối với DN vay vốn (DNVV) mà vẫn mở rộng TD đối với chủ thể này là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của các NH.
Thực tiễn đã cho thấy thất bại của NHTM trong hoạt động tín dụng gắn chặt với thiếu hiểu biết về khách hàng. Một trong những kỹ thuật quản trị RRTD của NHTM là sử dụng phân tích chấm điểm để xếp hạng uy tín về mặt tín dụng của mỗi khách hàng một cách thường xuyên. Do vậy vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ đang được các NHTM quan tâm nhằm ngăn ngừa và hạn chế RRTD, giảm bớt tỷ lệ nợ xấu phải trích lập dự phòng rủi ro, đáp ứng các yêu cầu của Basel về quản trị rủi ro -trong đó chú trọng và đề cao vai trò XHTD nội bộ đối với NHTM được quy định trong hiệp ước Basel I (năm 1988), bổ sung trong hiệp ước Basel II (năm 2004) và ngân hàng nhà nước (NHNN). Đây rõ ràng là công việc mà các NHTM cần tiến hành một cách định kỳ nhằm đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh và tăng cường hơn nữa khả năng dự báo trong quản trị RRTD.
Bố cục khóa luận
Chương 1: Tín dụng ngân hàng và hoạt động xếp hạng tín dụng tại các NHTM
Chương 2: Thực trạng hoạt động xếp hạng tín dụng tại NH TMCP công thương chi nhánh Đống Đa
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động XHTD tại NH TMCP công thương chi nhánh Đống Đa
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 17