Mã tài liệu: 91126
Số trang: 54
Định dạng: docx
Dung lượng file: 286 Kb
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt nam có nhiều cơ hội phát triển, mở rộng cánh cửa chào đón các nhà đầu tư trên khắp thế giới ,đẩy nhanh con đường tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến, tạo đà cho những bước chạy thêm vững chắc. Song bên cạnh đó, tính cạnh tranh, vốn là cái tất yếu trong cuộc vận động phát triển, từ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước nay lại nâng thêm một bậc cao hơn là các doanh nghiệp trong nước sẽ cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, kinh nghiệm phong phú. Chính điều này đã đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước những thời cơ và thách thức mới. Vấn đề luôn được đặt ra trước nhất đối với tất cả các nhà đầu tư khi quyết định thực thi một dự án mới là tìm nguồn tài trợ. Để giải quyết vấn đề này, các khoản cấp tín dụng của ngân hàng luôn là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu vì đây luôn là một nguồn tài trợ tốt.
Với vai trò là trung gian chuyển vốn giữa người có vốn tạm thời nhàn rỗi sang người thiếu vốn để đầu tư, ngay từ ban đầu hoạt động của ngân hàng đã tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Ngày nay, cùng với quá trình phát triển, hoạt động của ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú nhưng tín dụng vẫn luôn là hoạt động cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt động của ngân hàng thương mại. Cụ thể trong giai đoạn hiện nay, lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay chiếm khoảng 90% lợi nhuận cho thấy tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, các ngân hàng thương mại nói chung phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mình. Giải pháp tốt nhất để đạt được điều đó không gì khác hơn là thực hiện hiệu quả các hoạt động và đặc biệt là hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do những yêu cầu cấp thiết đó, chúng tôi xin tìm hiểu về hoạt động phân tích tín dụng của các ngân hàng thương mại và thực trạng của hoạt động đó tại các NHTM ở Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã cố gắng tìm ra những khó khăn, vướng mắc mà các ngân hàng gặp phải. Từ đó đề ra những giải pháp cụ thể khắc phục những điểm yếu kém, đồng thời phát huy những thế mạnh của ngân hàng, nhận định được các tiềm năng để đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng kinh tế thị trường ngày càng hội nhập đa dạng như hiện nay
Kết cấu đề tài:
A-TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
B- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
C-TÌNH HUỐNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SB-HÀ NỘI
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem