Mã tài liệu: 107502
Số trang: 53
Định dạng: docx
Dung lượng file: 352 Kb
Chuyên mục: Tài chính công
Hệ thống tài chính trên thế giới đã xuất hiện và tồn tại gần hai thế kỉ, ngay từ những ngày đầu, nó đã trở nên được ưa chuộng với những hình thái còn khá đơn giản và ngày càng có những sự cải tiến để hệ thống tài chính trở thành kênh lưu thông tiền tệ hiệu quả và tiện ích. Lúc nào cũng thế, từ khi hệ thống tài chính được nhắc đến và được quan tâm thì nó đã trở thành tâm điểm của nền kinh tế. Và có những đột phá, những tiến bộ, nhưng có cũng nhiều rắc rối phát sinh từ nó. Người ta nhắc đến nhiều hơn những thành viên đắc lực trong hệ thống tài chính - các tổ chức tài chính trung gian,
Nhưng ở Việt Nam thì hệ thống tài chính mới thực sự phát triển mạnh mẽ và thay đổi diện mạo từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Cho tới nay, nếu hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính trên thế giới là điểm nóng thì ở Việt Nam là bước đầu của sự chuyên nghiệp hóa và đi sâu vào trong dân chúng. Các tổ chức tài chính trung gian, ngoài chức năng tạo vốn, cung ứng vốn, và kiểm soát vốn cho nền kinh tế, còn có nhiệm vụ là bằng khả năng nghiệp vụ của mình, tạo ra và giữ được lòng tin của dân chúng. Nghiên cứu về các hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam giai đoạn 2003 – 2008 phản ánh kịp thời các hoạt động cơ bản của những “người dẫn dắt” trong hệ thống tài chính và quá trình phát triển của lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính ở Việt Nam.
Không gian nghiên cứu là Việt Nam: Việt Nam là đất nước đang phát triển và là nước có tốc độ phát triển cao trong khu vực và trên thế giới. Đất nước Việt Nam bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, với nền kinh tế quan liêu bao cấp tồn tại trong một thời gian khá dài nên hệ thống các tổ chức tài chính trung gian còn rất non trẻ. Mặc dù vậy, thị trường Việt Nam hiện nay được đánh giá là năng động và tiềm năng, và ổn định thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, ở nước ta cũng đang có những chuyển biến rất mạnh mẽ về cơ chế tạo đà cho sự hội nhập sâu rộng với thế giới.
Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2003-2008: đây là giai đoạn được đánh giá là bùng nổ và đầy biến động của thị trường tài chính và với sự lớn mạnh trưởng thành của hệ thống tài chính trung gian. Có nhiều đổi mới về chính sách, quá trình hội nhập với thế giới, đặc biệt là việc gia nhập WTO.
Nội dung tóm tắt
Chương I: Lý thuyết chung về hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian
Chương II: Các hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2008.
Chương III: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung gian tài chính ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16