Mã tài liệu: 131875
Số trang: 71
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính công
Ngân sách Nhà nước là công cụ tài chính quan trọng không thể thiếu để Nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Sự phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phù hợp với sự phân cấp của bộ máy chính quyền nhằm tạo ra những đòn bẩy tích cực nhằm phát triển mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội,… Xã là cấp chính quyền nhỏ nhất, gắn bó mật thiết nhất đến người dân và là đại diện của Nhà nước giải quyết trực tiếp mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân. Gắn với chính quyền cấp xã là ngân sách xã, phương tiện vật chất đảm bảo sự hoạt động bình thường của chính quyền cấp xã đồng thời là công cụ tài chính giúp chính quyền cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn từng xã là nhân tố vô cùng quan trọng tạo nên sự phát triển kinh tế, xã hội của cả đất nước.
Trong những năm qua, Vĩnh Phúc được biết đến với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang được thực hiện nhanh, mạnh và mục tiêu của tỉnh đặt ra là trước năm 2020, Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp. Là tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc, thị xã Vĩnh Yên đang từng bước trở thành đô thị lớn với tiềm năng phát triển kinh tế cao, công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiện. Để đạt được những kết quả đó phải kể đến sự đầu tư mạnh mẽ từ phía Nhà nước thông qua sự quản lý của chính quyền địa phương. Với địa giới hành chính gồm 6 phường, 3 xã, công tác quản lý ngân sách Nhà nước nói chung và công tác quản lý ngân sách xãtrên địa bàn thị xã nói riêng đã đạt được những dấu hiệu đáng mừng. Với ưu thế là "thủ phủ" của toàn tỉnh, dân cư tập trung chủ yếu ở thành thị, lại được sự đầu tư lớn của tỉnh nên thị xã đã nhanh chóng thay đổi từ một vùng kinh tế chậm phát triển trở thành một trung tâm kinh tế lớn. Thu ngân sách trên địa bàn liên tục tăng giữa các năm, chi ngân sách tương đối hợp lý nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được không thể tránh khỏi những thiếu sót. Thu ngân sách tăng nhưng chưa tương xứng với khả năng khai thác nguồn thu, cơ cấu chi chủ yếu tập trung cho chi thường xuyên, chưa tập trung được nguồn cho chi đầu tư phát triển, ngân sách xã còn thiếu tính chủ động, linh động phù hợp với điều kiện nền kinh tế không ngừng phát triển như hiện nay.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Ngân sách xã và vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trong những năm qua trên địa bàn thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới
Phần báo cáo số liệu:
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 192
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 734
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 185
⬇ Lượt tải: 4
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16