Mã tài liệu: 119028
Số trang: 47
Định dạng: docx
Dung lượng file: 145 Kb
Chuyên mục: Tài chính công
Lãi suất là giá của vốn, chi phí phải trả cho việc thuê vốn.
Trong nền kinh tế luôn có những chủ thể tạm thời dư thừa vốn, cùng lúc đó có những người có cơ hội đầu tư sinh lợi, cần vốn song lại thiếu vốn, thị trường tài chính ra đời làm thông suốt quá trình chuyển vốn từ người thừa vốn sang người cần vốn, các chủ thể qua quan hệ vay mượn tín dụng hoặc mua bán các công cụ nợ đều đạt được mục đích của mình; người thừa vốn vừa bảo đảm được vốn vừa thu được lợi, người thiếu vốn vừa dược đáp ứng đủ cho đàu tư. Từ thị trường đó, lãi suất được hình thành như giá cả của một loại hàng hoá(ở đây là vốn), nó là chi phí mà người đi vay phải trả cho người cho vay để được quyền sử dụng vốn, nó vận động tuân theo quy luật cung cầu, xác định trên cơ sở cân bằng giữa nhu cầu về vốn vá cung về vốn trên thị trường.
Như vậy, lãi suất chính là tín hiệu thị trường tham gia vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý.
Ở trên là khái niệm lãi suất theo nguyên tắc thị trường, song lãi suất còn được hiểu là công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, nó do ngân hàng trung ương - cơ quan thay mặt nhà nước thực thi chính sách tài chính tiền tệ - nắm giữ, và sử dụng nhằm điều chỉnh và can thiệp vào thị trường giúp hạn chế và khắc phục những yếu kém của nền kinh tế.
Ngoài ra khái niệm lãi suất như là chi phí cơ hội của việc giữ tiền cũng tương đối phổ biến.
Trong đời sống hàng ngày chúng ta cũng gặp rất nhiều loại lãi suất khác nhau như lãi suất các chứng khoán, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất danh nghĩa-lãi suất thực, lãi suất trần-sàn. Sự phân biệt các loại lãi suất này dựa trên sự liên quan đến vai trò công cụ của chính sách tiền tệ, chỉ số lạm phát hoặc kỳ hạn và rủi ro của mỗi loại chứng khoán. Tuy nhiên một điều quan trọng là hầu hết các loại lãi suất này đều diễn biến theo nhau. Vì vậy, nếu không ghi cụ thể gì khác thì thuật ngữ lãi suất đề cập trong tập chuyên đề này mang ý nghĩa phổ quát chung.
Kết cấu đề tài:
Chương I Lãi suất và tự do hoá lãi suất
Chương II Thực trạng chính sách lãi suất ở Việt Nam
Chương III Giải pháp nhằm chuyển sang tự do hoá lãi suất
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 957
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 198
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem