Mã tài liệu: 119109
Số trang: 46
Định dạng: docx
Dung lượng file: 461 Kb
Chuyên mục: Tài chính công
Trước những năm 20 của thế kỷ XX, nền kinh tế vận hành theo cơ chế tự tác động và điều tiết giữa các lực lượng trên thị trường, không có sự can thiệp của Chính phủ. Điều này được thể hiện qua học thuyết “bàn tay vô hình” của A.Smith. Nhưng cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 đã kéo tất cả mọi người từ nhà lập chính sách đến người dân buôn bán bình thường, từ những người theo trường phái cổ điển cho đến những người phản đối học thuyết này trở về với thực tế rằng bàn tay vô hình là không hữu hiệu. Bàn tay hữu hình ra đời từ bối cảnh đó mà người đi đầu là J.M. Keynes. Theo học thuyết Keynes thì cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thay cho một bàn tay vô hình nào đó khi thị trường gặp phải thất bại. Công cụ để điều hành nền kinh tế của một quốc gia chính là các chính sách kinh tế tài chính của chính bản thân quốc gia đó. Trong đó, chính sách tỷ giá của CSTT là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành hệ thống chính sách này.
Ngân hàng Trung ương các quốc gia có nhiệm vụ thiết lập và thực thi chính sách tỷ giá. Ngân hàng Trung ương căn cứ vào mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản và trạng thái kinh tế của quốc gia từng thời kỳ mà xác định mục tiêu chính của chính sách tỷ giá. Mục tiêu chính sách tỷ giá hầu như thống nhất ở các nước. Sự điều chỉnh lượng tiền cung ứng nhằm mục tiêu trước hết là ổn định giá trị tiền tệ, trên cơ sở đó góp phần tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm.
Đối với Việt Nam, trong thời gian qua, ngân hàng nhà nước(NHNN) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thực thi mục tiêu cơ bản của chính sách tỷ giá là kiềm chế, kiểm soát lạm phát như đã thành công trong việc chống lại hiện tượng lạm phát cao từ những năm đầu 90 (năm 1990: 67,1%, năm 1994 chỉ còn 14,4%).
Tuy nhiên, tại thời điểm này, sau 11 năm liên tục lạm phát được kìm giữ ở mức thấp (1 con số), đến năm 2007 lạm phát đã quay trở lại tốc độ "phi mã" với mức 12,63%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng kinh tế (8,44%). Lạm phát tăng cao đã tác động nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, làm chao đảo cuộc sống của dân chúng.
Ngoài những nguyên nhân khách quan (giá cả thế giới biến động, thiên tai, dịch bệnh...) giá cả tăng cao là do điều hành chính sách tỷ giá chưa khoa học, bị động, lúng túng, làm cho tác động của nó tới mục tiêu ổn định giá cả gần như không đáng kể đi sau diễn biến thị trường cũng là nguyên nhân góp phần làm giá cả biến động và chỉ số CPI tăng cao. Trước tình hình đó, một câu hỏi lớn cần đặt ra: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cần điều hành chính sách tỷ giá như thế nào nhằm kiểm soát được lạm phát đang có xu hướng gia tăng? Chính vì vậy tôi đã lựa chọn, nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện việc điều hành chính sách tỷ giá trong điều kiện lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
Kết cấu đề tài:
Chương 1: lý luận chung về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương với mục tiêu kiểm soát lạm phát
Chương 2: thực trạng cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của ngân hàng nhà nước việt nam
Chương 3: giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá nhằm kiểm soát lạm phát trong thới gian tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 182
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16