Mã tài liệu: 107331
Số trang: 3
Định dạng: docx
Dung lượng file: 42 Kb
Chuyên mục: Tài chính công
Việt Nam cần phải tiến hành cải cách (cả kinh tế và chính trị) nhanh hơn nữa, thậm chí là nhanh hơn người bạn láng giềng Trung Quốc. Đây thực sự là một thử thách quá lớn cho chúng ta
Đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới, thành quả ấn tượng nhất chính là chúng ta đã tự cởi trói chính mình để thoát ra khỏi khủng hoảng và suy thoái. Cũng chỉ mới tự cởi trói mà thôi và cũng chưa thật sự hòa nhập vào sân chơi toàn cầu, tốc độ tăng trưởng như thế quả thật là một sự thần kỳ, nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, ngoại trừ Trung Quốc và một số quốc gia dầu hỏa. Quá trình chập chững hội nhập vào kinh tế toàn cầu cũng ấn tượng không kém với kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 30 lần so với thời bắt đầu đổi mới; môi trường đầu tư cùng với các thành quả về cải cách xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực sự thuyết phục cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài.
Sự kiện VN trở thành thành viên WTO và là nước chủ nhà tổ chức thành công hội nghị APEC đã kết thúc thêm một năm thành công nữa của kinh tế VN. Nhưng trên tất cả, điều quý nhất mà chúng ta đạt được cho đến giờ chính là sự ổn định, đây là nền tảng căn bản cho các thay đổi ngoạn mục. Tuy nhiên…
1. Con tàu hội nhập còn nặng nề và chưa tự mình định vị được hướng đi mang tính bản sắc riêng.
Tốc độ hội nhập không chỉ phụ thuộc vào sự phấn đấu của bản thân, mà còn so sánh và phụ thuộc vào tốc độ của quá trình toàn cầu hóa. Càng chậm chân bao nhiêu vào sân chơi toàn cầu, cơ hội và vận hội sẽ kết thúc. Vì thế không khỏi giật mình khi nhìn lại vị thế hiện tại. Các lời khen ngợi của cộng đồng quốc tế, suy cho cùng dừng lại ở mức ngoại giao và động viên là chính, VN mới chỉ được nhìn nhận như là một “duyên dáng” hay là một “con hổ nhỏ đáng yêu” đang trong giai đoạn “cần khám phá”, chứ chưa thực sự được nhìn nhận một cách rộng rãi như là một đối tác có thể làm ăn lâu dài.
Xếp hạng năm 2006 của công ty khảo sát thị trường Business Monitor International (BMI) đã đánh giá rủi ro kinh tế (Economic Risk Rating) của VN ở mức khá cao. Trong ngắn hạn, VN xếp thứ 66, thua xa hầu hết các nước trong khu vực, chỉ đứng trên một số nước châu á khác là Campuchia, Sri Lanka, Lào và Bangladesh (Trung Quốc có rủi ro ngắn hạn thấp nhất châu á). Đáng ngại hơn cả là tính ổn định trong dài hạn, VN được xếp hạng khá thấp, hạng 70. Điều này cho thấy chúng ta chỉ mới chú ý đến các yếu tố trong ngắn hạn, con đường dẫn đến tăng trưởng bền vững cho cuộc đua đường dài của hội nhập thì có vấn đề.
Triển vọng tăng trưởng và tốc độ hội nhập rõ ràng đã bị tác động tiêu cực bởi hệ thống luật lệ vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn chỉnh và nhiều bất cập; tốc độ cải cách chậm chạp trong khu vực DNNN, đáng ngại nhất là khu vực ngân hàng; nạn tham nhũng đã lên đến mức đỉnh điểm; cơ sở hạ tầng yếu kém; khu vực kinh tế tư nhân, đóng góp hơn 40% GDP, vẫn chưa được chú trọng đúng mức để phát huy hết tiềm năng. Triển vọng cho tăng trưởng bền vững trong dài hạn còn đến từ những thách thức của giai đoạn hậu WTO.
“Nhưng đâu là tồn tại làm tiêu tốn nhiều thời gian nhất trong điều hành vĩ mô?”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 172
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16