Mã tài liệu: 98558
Số trang: 85
Định dạng: docx
Dung lượng file: 711 Kb
Chuyên mục: Quản trị thương mại quốc tế
Thu hút FDI là một tất yếu khách quan, bắt nguồn từ sự phát triển của thương mại quốc tế, liên kết kinh tế quốc tế. Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, đặc biệt là các nước chậm và đang phát triển lại không cần FDI và coi đó là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Ngay các cường quốc trên thế giới như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU….cũng rất cần FDI. Dùng vốn FDI chủ yếu chảy vào các nước phát triển nhất. Khả năng vốn đầu tư của thế giới hiện nay không lớn, nhưng nhu cầu về vốn đầu tư của tất cả các quốc gia đều rất lớn và vượt xa các nguồn cung cấp. Do vậy, đã diễn ra một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước để tìm kiếm vốn. Quốc gia nào có môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả hơn sẽ giành được những ưu thế lớn hơn trong cuộc cạnh tranh này. Thu hút FDI mang tính quy luật chung đối với tất cả các nước. Quy luật này càng bức bách hơn đối với các nước đang phát triển và thiếu vốn như nước ta. Nước ta tiến hành quá trình CNH – HĐH đất nước với xuất phát điểm thấp, các nguồn vốn cho phát triển tích luỹ từ nội bộ rất eo hẹp. Do đó, giải pháp chiến lược giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn lớn và nguồn vốn trong nước eo hẹp chỉ có thể là khai thác các nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt là FDI. FDI được coi là chìa khoá của sự phát triển, phá vỡ vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút FDI từ các nước phát triển nhằm phát triển toàn diện nền kinh tế đất nước, đặc biệt là trong dịch vụ giáo dục – dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nền kinh tế
Thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là một thị trường tiềm năng do hệ thống các trường đại học của Việt Nam hiện nay, cũng như trong trung hạn, hoàn toàn không có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu đại chúng hóa và nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo tinh thần của Nghị quyết 14-2005. Các nhà cung ứng giáo dục nước ngoài của Mỹ, Anh, Úc, Nhật, Pháp... cũng như các nhà cung ứng giáo dục nước ngoài của Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thỏi Lan... đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu giáo dục sang Việt Nam. Theo xu thế hiện nay, việc đầu tư xây dựng trường mới sẽ không có nhiều, nhưng các cơ sở liên kết chắc chắn sẽ phát triển rất sôi động. Vì vậy, sau khi thực hiện cam kết về GATS như trên, bức tranh giáo dục đại học Việt Nam sẽ có biến động mạnh mẽ với sự ra đời của khá nhiều cơ sở giáo dục nước ngoài, chủ yếu là các cơ sở giáo dục liên kết.
Kết cấu chuyên đề:
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC DỊCH VỤ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA WTO
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA WTO
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC DỊCH VỤ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 677
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 451
👁 Lượt xem: 700
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 934
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16