Mã tài liệu: 70208
Số trang: 117
Định dạng: docx
Dung lượng file: 526 Kb
Chuyên mục: Quản trị thương mại quốc tế
Xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển các hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại. Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng đói nghèo và chậm phát triển của nước ta. Là một đất nước sống bằng nghề nông với 3/4 dân số làm nông nghiệp nên nông sản là một ngành hàng xuất khẩu định hướng chủ lực của nước ta trong nhiều năm qua đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình này.
Nhờ có sự đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước, hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu nông sản nói riêng đã có những bước tiến khá rõ nét, kim ngạch buôn bán trong những năm gần đây tăng trưởng khá nhanh. Thị trường xuất khẩu cũng đa dạng hơn, phong phú hơn, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế và mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, song song những điểm tích cực trên của hoạt động xuất khẩu nông sản, do kinh nghiệm trên thương trường của các doanh nghiệp ta còn non kém, họ đã và đang phải đương đầu với nhiều thách thức và rủi ro ngày càng đa dạng và phức tạp, gây ra nhiều trở ngại cũng như tổn thất, thiệt hại to lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu và cho cả nền kinh tế nói chung.
Đề tài luận văn được chia làm ba chương:
Chương I: định nghĩa về rủi ro và một số loại rủi ro thường gặp trong hoạt động xuất khẩu; những cơ sở thực tiễn cũng như những luận cứ khoa học cho việc đề ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
Chương II: tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam qua 2 thời kỳ, những loại rủi ro mà doanh nghiệp thường gặp đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
Chương II: những thay đổi trong quản lý và chính sách phát triển nông nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản mà Đảng và Nhà nước ta đề ra với những tác động tích cực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phát triển đồng thời đưa ra được những giải pháp hữu hiệu trong phòng và tránh được những rủi ro.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 1577
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 941
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 633
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 3673
⬇ Lượt tải: 23