Mã tài liệu: 89643
Số trang: 118
Định dạng: docx
Dung lượng file: 926 Kb
Chuyên mục: Quản trị thương mại quốc tế
Ngày nay, cà phê đã càng ngày càng trở nên quá đỗi quen thuộc với người dân trên toàn thế giới và kinh doanh cà phê cũng đã dần chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế. Đối với Việt nam cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chỉ đứng sau gạo, với số lượng xuất khẩu ngày càng tăng và chiếm một tỷ trọng lớn. Hàng năm xuất khẩu cà phê đem về cho nền kinh tế một lượng ngoại tệ không nhỏ, đồng thời giải quyết hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động trong nước.
Tuy nhiên Việt Nam mới chủ yếu đơn thuần xuất khẩu cà phê nhân và chỉ nổi tiếng về việc xuất khẩu cà phê nhân. Lượng cà phê bột, cà phê đã qua chế biến xuất khẩu thấp và thương hiệu chưa cao khiến cho năng lực cạnh tranh yếu. Các sản phẩm chế biến từ cà phê Việt Nam xuất khẩu vẫn quá ít ỏi, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Mặt hàng cà phê chế biến vẫn chủ yếu mới chỉ là tiêu thụ nội địa. Khác với các nước, họ trồng cà phê, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu ở trong nước sau đó mới xuất khẩu, còn ở Việt Nam thì ngược lại, một thời gian dài chỉ xuất khẩu và bây giờ quay lại xây dựng thương hiệu ở trong nước nên thừa cà phê nhân nhưng thiếu thương hiệu cà phê thành phẩm mà bản thân năng lực cạnh tranh của cà phê thành phẩm lại chưa cao.
Trong khi đó xuất khẩu cà phê chế biến vào Hoa Kỳ lại là một cơ hội lớn. Hoa Kỳ là nước tiêu thụ cà phê vào cỡ lớn nhất thế giới đồng thời hiện cũng đang là nước nhập khẩu cà phê nhân lớn nhất của Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ cà phê của Hoa Kỳ ngày càng tăng, cà phê trở thành thứ đồ uống quen thuộc thường xuyên hàng ngày của đa số người dân Mỹ. Đây thực sự là một thị trường lớn, đầy tiềm năng cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam.
Chính vì vậy một yêu cầu cần thiết đặt ra cho cà phê Việt Nam trong thời gian tới là cần mở rộng và phát triển mạnh hơn nữa các sản phẩm chế biến của cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, không những chỉ đơn thuần tăng doanh thu mà còn cần tăng cả về chất lượng, thị phần, cải tiến đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm...nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến của Việt Nam trên thị trường quan trọng hàng đầu này.
- Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh cà phê chế biến
Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 800
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 746
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 20