Mã tài liệu: 74866
Số trang: 95
Định dạng: docx
Dung lượng file: 437 Kb
Chuyên mục: Quản trị thương mại quốc tế
Hiện nay, xuất nhập khẩu được coi là hoạt động đem lại nguồn thu cho đất nước cao nhất, phá vỡ được các hàng rào bảo hộ mậu dịch đồng thời thúc đẩy tự do hoá thương mại. Tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũng có thể hiểu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo cùng quan điểm mà được phản ánh dưới nhiều góc độ khác nhau.
Theo qui định về chế độ và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phải nhằm phục vụ nền kinh tế trong nước phát triển trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh sẵn có về lao động, đất đai và các tài nguyên khác của nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và qui trình công nghệ sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước, đáp ứng các yêu cầu cơ bản và cấp bách về sản xuất và đời sống, đồng thời góp phần hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng và điều hoà cung cầu để ổn định thị trường trong nước.
Theo quan điểm này, thì xuất nhập khẩu chỉ phục vụ nền kinh tế trong nước dựa vào các nguồn lực trong nước là chính, điều này rất phù hợp với một số nước đang phát triển thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu để nhanh chóng cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, từng bước giảm nợ nước ngoài nhưng sẽ không thúc đẩy được các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vì hầu hết các nguồn hàng quan trọng nhà nước độc quyền xuất khẩu.
Theo quan điểm khác: Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Xuất nhập khẩu là hoạt động dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia xuất nhập khẩu không dễ dàng khống chế được.
Quan điểm này lại coi trọng lợi nhuận, khi tham gia xuất nhập khẩu điều người ta quan tâm đầu tiên là lợi nhuận và từ mục tiêu lợi nhuận này sẽ dẫn đến việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. So với quan điểm trên thì quan điểm này sát với thực tế hơn, việc kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Kết cấu đề tài:
Chương I. Cơ sở lý luận về hoạt động xuất nhập khẩu
Chuơng II. Thực trạng về thị trường xuất nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam
Chương III. Một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của công ty mimexco.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 740
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 753
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16