Mã tài liệu: 69689
Số trang: 127
Định dạng: docx
Dung lượng file: 508 Kb
Chuyên mục: Quản trị thương mại quốc tế
Hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại đang là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia nếu không muốn nền kinh tế của nước mình kém phát triển, tụt hậu. Hòa nhịp chung với xu thế này, Việt Nam đang từng bước tiến hành hội nhập khu vực và quốc tế. Tiến trình hội nhập này đã và đang làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nói riêng.
Việt Nam là đất nước mà phần lớn lực lượng lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp. Đảng và Nhà nước ta đã xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, nhằm giải quyết lực lượng lao động nhàn rỗi rất lớn trong nông nghiệp, phân công lại lao động và tạo nguồn tích lũy ban đầu rất cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian qua, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể, như gạo xuất khẩu đứng thứ hai; cà phê, điều đứng thứ ba trên thị trường thế giới. Xuất khẩu nông sản tăng với nhịp độ cao… Song bên cạnh đó, còn nhiều bất cập, nhất là về năng lực cạnh tranh, khi hàng nông sản phải đối mặt với thách thức hội nhập. Thách thức đầu tiên là cạnh tranh trong khu vực ASEAN với tiến trình hội nhập AFTA. Các Quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có đặc điểm về đất đai và khí hậu tương đối giống nhau. Nhiều nước có hàng nông sản xuất khẩu với năng lực cạnh tranh rất cao, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Tạo ra hiệu quả cao nhất cho hàng nông sản, giảm thiểu thua thiệt trong cạnh tranh đang là vấn đề thời sự, được Đảng, Nhà nước và người lao động rất quan tâm.
Đối với Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX, thời gian qua, hàng nông sản luôn là hàng xuất khẩu mũi nhọn, đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. Công ty là đơn vị dẫn đầu về xuất khẩu hạt tiêu và đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê ở nước ta. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập hiện nay, Công ty đã và đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt. Việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Công ty trong tiến trình hội nhập là rất cần thiết.
Kết cấu luận văn :
Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh - năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp XNK trong tiến trình hội nhập FTA.
Chương II : Thực trạng về năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Công ty XNK - INTIMEX.
Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Công ty INTIMEX.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 1878
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 719
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16