Mã tài liệu: 266081
Số trang: 63
Định dạng: zip
Dung lượng file: 323 Kb
Chuyên mục: Quản trị nhân lực
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ
I/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
1. Lao động và thị trường lao động
1.1. Lao động
Lao động là hành động của con người diễn ra giữa người với tự nhiên. Trong quá trình lao động, con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong thân thể tác động vào giới tự nhiên chiếm giữ những vật chất trong giới tự nhiên, biến đổi những vật chất đó làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của mình.
Ngày nay, khái niệm lao động đã được mở rộng. Lao động là hoạt động có mục đích, có ích cho con người tác động lên giới tự nhiên, xã hội nhằm mang lại của cải vật chất cho bản thân và cho xã hội. Lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sông con người, làm cho con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Lao động làm cho con người mang tính sáng tạo ngày càng cao.
Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại và phát triển đều phải không ngừng phát triển sản xuất. Điều đó có nghĩa là lao động mãi mãi là nguồn gốc và động lực phát triển xã hội. Không có lao động thì không thể có sự tồn tại của đời sống cá nhân cũng như xã hội loài người nói chung. Bởi vậy xã hội càng văn minh thì tính chất, hình thức và phương pháp tổ chức lao động càng tiến bộ.
Đối với Việt Nam, khi đất nước đang ở trong thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá và nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì lý luận lao động được đánh giá ở nhiều khía cạnh, cụ thể là:
Trước hết, lao động vẫn được coi là phương thức tồn tại của con người, nhưng vấn đề đặt ra là lợi ích con người phải được coi trọng. Lợi ích đó không chỉ bao hàm lợi ích vật chất mà còn cả lợi ích tinh thần. Bởi vì lao động là biểu hiện bản chất của con người, còn lợi ích lao động là vấn đề nhạy cảm nhất nhất của con người, là nhân tố thấm sâu, phức tạp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội.
Thứ hai, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN thì lao động được xem xét dưới dạng năng suất, chất lượng và hiệu quả, đó là thước đo lao động không chỉ về số lượng, chất lượng mà cả tính tích cực, trách nhiệm lao động.
Thứ ba là bất kỳ một hình thức lao động nào của cá nhân, không phân biệt thuộc thành phần kinh tế nào, nếu đáp ứng được nhu cầu xã hội, tạo ra sản phẩm hoặc công dụng nào đó, thực hiện được lợi ích đảm bảo nuôi sống mình, lại có thể đóng góp cho xã hội một phần lợi ích thì lao động đó được chấp nhận là lao động có ích. Vì vậy đối với người lao động, lý tưởng chính trị của họ phải được thể hiện thông qua lý tưởng nghề nghiệp, lao động phải đem lại lợi ích cho bản thân người lao động và cho xã hội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 965
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 751
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16