Mã tài liệu: 86968
Số trang: 156
Định dạng: docx
Dung lượng file: 746 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
Ở Việt Nam, kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các văn bản qui phạm pháp luật về đấu thầu nói chung và đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hoá nói riêng mới bắt đầu ban hành. Mục tiêu lúc đó là là sử dụng nguồn vốn thuộc sở hữu toàn dân hay có nguồn gốc từ các hiệp định vay vốn của nước ngoài có hiệu quả nhất. Trong đó mục tiêu minh bạch là một trong những yếu tố quan trọng nhất, tránh các vi phạm của chủ đầu tư - là những người được giao trách nhiệm tiêu tiền của nhân dân.
Tinh thần Đại hội Đảng lần thứ X cũng nhấn mạnh trong cương lĩnh về các hoạt động tăng cường, chủ động hội nhập và tranh thủ đầu tư của các tổ chức và các nhà đầu tư, nhà tài trợ nước ngoài nhằm "sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" [22].
Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức các quốc gia có nền kinh tế phát triển (OECD), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Luật mẫu mua sắm cụng của Ủy ban Luật thương mại quốc tế Liên hợp quốc (UNCITRAL)… đều có các qui định, hướng dẫn mua sắm riêng, nhằm chi tiêu có hiệu quả nhất vốn đầu tư của mình, đồng thời đảm bảo cho các nhà thầu đến từ các nước thành viên được đối xử bình đẳng, công bằng.
Trong đấu thầu, bên mua bao giờ cũng muốn có thứ mình cần với giá rẻ nhất. Bàn bn (các nhà thầu) bao giờ cũng muốn bán nhanh thứ mình có với lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, để đạt được mục đích đó, người mua phải tạo ra luật chơi đảm bảo tính công bằng, minh bạch nhằm thu hỳt các nhà thầu có năng lực tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho mình. Thực tế trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác đấu thầu mua sắm nhưng còn rất nhiều gói thầu mua sắm hàng hoá quốc tế đó gặp phải những khó khăn ngay từ khâu lập kế hoạch, mời thầu cạnh tranh quốc tế, lựa chọn nhà thầu quốc tế, đến khâu giải ngân do thiếu hiểu biết về quy định của Việt Nam cũng như quy định của các tổ chức quốc tế cho vay, viện trợ vốn, đó gây ra những thất thoát ngân sách, lãng phí vốn vay ưu đãi và làm giảm uy tín của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài nói chung.
Thực tế sau hơn 10 năm thực hiện, Quy chế đấu thầu, ban hành kốm theo Nghị định số 43/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996, đó đem lại rất nhiều hiệu quả kinh tế đồng thời cũng còn những hạn chế. Để hiểu rừ vấn đề này cần phải phân tích cụ thể các quy định có liên quan mang tính bất đồng, từ đó tìm ra giải pháp thúc đẩy công tác đấu thầu quốc tế hiện nay ở nước ta sao cho hoạt động đấu thầu quốc tế trở nờn cụng khai, minh bạch, đạt sự tín nhiệm cao đối với các tổ chức tín dụng, nhà tài trợ quốc tế, nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn ưu đãi trong thời gian tới, đồng thời tránh thất thoát lãng phí, tăng cường hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế toàn diện, phát huy hiệu quả lợi thế so sánh của Việt Nam khi đó là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO).
Kết cấu luận văn gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hoá
Chương 2: Nội dung cơ bản các quy định về đấu thầu mua sắm hàng hoá quốc tế hiện nay
Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa tại Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 37
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 156
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16