Mã tài liệu: 133943
Số trang: 86
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị marketing
Ngày nay, các công ty phải nhanh chóng thay đổi một cách cơ bản những suy nghĩ của mình về công việc kinh doanh và chiến lược marketing. Thay vì một thị trường với những đối thủ cạnh tranh cố định và đã biết, họ phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh với nhiều đối thủ biến đổi nhanh chóng, những tiến bộ về công nghệ, những đạo luật mới, những chính sách quản lý mới và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút. Các công ty đang phải chạy đua với nhau trên một con đường đầy biển báo và luật lệ cuộc chơi luân thay đổi, không có đích, không có chiến thắng vĩnh cửu. Vì vậy, họ phải không ngừng chạy đua và hy vọng mình đang chạy đúng hướng công chúng mong muốn.
Điều đó hoàn toàn khác trong thời kỳ kế hoạch hoá, các công ty chỉ việc sản xuất và sản xuất. Họ không phải nghĩ đến việc tiêu thụ hàng hoá như thế nào? Họ đâu cần biết thị trường muốn gì? Khách hàng có biết đến các sản phẩm của công ty không? Tất cả những gì họ phải làm là sản xuất, sản xuất theo kế hoạch đã được đặt ra, nhưng kế hoạch đó không do công ty hoạch định, việc tiêu thụ sản phẩm đã có nhà nước, các tổ chức chính phủ phải đảm nhận. Nhưng thật đáng tiếc, khi cơ chế thị trường thay đổi, một số công ty vẫn chưa thích ứng kịp, họ chưa vận dụng được marketing vào hạot động kinh doanh, hoặc nếu có chỉ là marketing đơn giản. Do đó việc kinh doanh không đem lại hiệu quả cao, khả năng chiếm lĩnh thị trường kém và khả năng cạnh tranh cũng rất kém, đặc là so với các công ty nước ngoài.
Một thực tế hiện nay là người tiêu dùng đang đứng trước sự phong của rất nhiều loại hàng hoá, do vậy họ có rất nhiều sự lựa chọn sản phẩm để thoả mãn một nhu cầu. Các khách hàng lại có những nhu cầu và mong muốn rất khác nahu đối với sản phẩm, dịch vụ và giá cả. Họ có những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và dịch vụ sau khi bán. Đứng trước sự lựa chọn vô cùng phong phú như vậy, khách hàng sẽ bị hấp dẫn bởi những hàng hoá nào đáp ứng tốt nhất nhu và mong muốn cá nhân của họ. Họ sẽ mua hàng căn cứ vào sự nhận thức - hiểu biết về giá trị hàng hoá của mình.
Để tăng sự nhận thức - hiểu biết về giá trị hành hoá trong tâm trí khách hàng, các công ty ngoài việc không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm, cần đặc biệt chú ý đến các biện pháp xúc tiến hỗn hợp.
Không một công ty nào không chú trọng đến các biện pháp marketing đó, nếu công ty muốn đứng vững trên thị trường.Đặc biệt với ngày nay thì đây là một trong những chiến lược cạnh tranh rất phổ biến. Chi phí dành cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp ngày một tăng trong tổng chi phí về marketing của một công ty.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Vận dụng những lý luận về xúc tiến hỗn hợp vào công tác kinh doanh của công ty VINEXAD
Chương II: Thực trạng kinh doanh quảng cáo và hội chợ ở công ty quảng cáo và hội chợ thương mại việt nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 36
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16