Mã tài liệu: 216444
Số trang: 63
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 916 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
LỜI MỞ ĐẦU
Việc xuất bản cuốn sổ tay "Hành vi hạn chế cạnh tranh: Một số vụ việc điển hình của
châu Âu" nằm trong khuôn khổ hoạt động của Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên (EU -
Việt Nam MUTRAP III). Mục đích của Dự án là tăng cường năng lực của Bộ Công
Thương (BCT) trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược hội nhập kinh tế và thương
mại của Việt Nam, trong đó có hợp phần 5 mang tên "Tăng cường năng lực của các bên
liên quan đến chính sách cạnh tranh nhằm bảo đảm một sân chơi bình đẳng và công bằng
cho mọi doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng thông qua việc thực thi Luật Cạnh tranh".
Mục tiêu của cuốn sổ tay này là phân tích các vụ việc cụ thể để chỉ ra tác hại của hành vi
hạn chế cạnh tranh cũng như lợi ích của việc thực hiện thành công chính sách cạnh tranh
phù hợp. Sau khi trao đổi với một số tổ chức, cá nhân liên quan như Hội đồng Cạnh tranh
(VCC), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ
người tiêu dùng (VINASTAS), một số thẩm phán của Tòa án Nhân dân Tối cao, đại diện
của Bộ Tư pháp các chuyên gia thống nhất sử dụng án lệ của Liên minh châu Âu (EU)
và các nước thành viên EU làm ví dụ minh họa. Tham chiếu đến nguồn án lệ của EU tập
trung vào các hành vi hạn chế cạnh tranh cơ bản, không đề cập đến các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh.1
Án lệ EU rất phù hợp để làm ví dụ minh họa cho Việt Nam vì nền kinh tế của các nước
thành viên EU – đặc biệt là các nước Đông Âu – có tình trạng phổ biến là sự hiện diện
mạnh mẽ của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp độc quyền
nhà nước.
Cuốn sổ tay này được chia thành ba chương. Chương I giới thiệu về pháp luật cạnh
tranh, nêu ngắn gọn học thuyết kinh tế cơ sở của pháp luật cạnh tranh, xác định và nghiên
cứu các nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh thông thường, mô tả, về nguyên tắc, các lợi ích
trong việc thực hiện đúng các nguyên tắc cạnh tranh, được công nhận bởi các nước phát
triển và đang phát triển trên thế giới. Ngoài ra, các chuyên gia đưa ra nhận định tổng quát
về pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, gồm cả pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Chương
II xem xét các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Những thỏa thuận này thông thường được
xác định là các thỏa thuận giữa các chủ thể cạnh tranh trực tiếp (các thỏa thuận ngang)
tác động tiêu cực đến cạnh tranh như là các cartel và các hành vi gian lận thầu (bidrigging).
Ngoài ra, các chuyên gia cũng dẫn chiếu ngắn đến các thỏa thuận dọc, tác động
tiêu cực đến cạnh tranh.2 Cuối cùng, Chương III xem xét các hành vi tập trung kinh tế
1 Khác với pháp luật cạnh tranh của EU, pháp luật cạnh tranh Việt Nam cấm (i) các hành vi hạn chế cạnh
tranh và (ii) các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các qui định pháp luật điều chỉnh hai loại hành vi
này có những đặc điểm rất khác nhau. Các quy định pháp luật cấm hành vi hạn chế cạnh tranh nhằm mục
đích bảo vệ cạnh tranh bằng cách loại bỏ các sai phạm trên thị trường. Trong khi đó, các quy định cấm
hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu điều chỉnh các quan hệ giữa một số ít các tổ chức kinh doanh.
Các hành vi này chỉ gây hại đến một số tổ chức kinh doanh có liên quan mà không ảnh hưởng đến toàn bộ
thị trường. Cuốn sổ tay này sẽ chỉ xem xét các vấn đề liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.
2 Thuật ngữ “các thỏa thuận dọc” đề cập đến các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp thực hiện hoạt động
kinh doanh ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế (các doanh nghiệp này không phải là đối thủ cạnh tranh
của nhau), ví dụ như nhà cung cấp và bên mua sản phẩm. Trong một số trường hợp những thỏa thuận như
3
hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.3 Chương này đề cập ngắn gọn
đến phương pháp thường được áp dụng bởi các cơ quan quản lý cạnh tranh để xác định vị
trí thống lĩnh thị trường và các trường hợp có sử dụng hoặc có khả năng sử dụng vị trí
thống lĩnh bất hợp pháp. Chương này cũng đưa ra một số vụ việc về các hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhà nước độc quyền hoặc
được nhà nước trao cho một số quyền đặc biệt.
Trước khi trao đổi về các chủ đề này cần lưu ý ba điểm quan trọng. Trước hết, pháp luật
cạnh tranh là pháp luật kinh tế và do đó kiến thức về kinh tế là yêu cầu bắt buộc để nắm
bắt được chủ đề này. Chương I giải thích học thuyết cơ sở của cạnh tranh hoàn hảo,
nhưng còn rất nhiều điểm cần tìm hiểu trong nội dung này.4 Thứ hai, pháp luật cạnh tranh
sử dụng rất nhiều thuật ngữ cụ thể có cùng nghĩa với các khái niệm pháp lý và kinh tế đã
được xây dựng, ví dụ, “cartel”, “quyền lực thị trường”, “các rào cản gia nhập thị trường”,
v.v. Các chuyên gia đã giải thích ngắn gọn một số khái niệm chính trong cuốn sổ tay này,
những khái niệm đó đã được gạch chân để bạn đọc lưu ý. Tuy nhiên, để có thêm thông tin
chi tiết, đề nghị tham khảo thêm Bảng chú giải các thuật ngữ được sử dụng trong chính
sách cạnh tranh của EU.5 Lưu ý cuối cùng là để một quyết định có giá trị như tiền lệ
pháp lý phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đưa ra các bằng chứng tương tự. Do đó, pháp
luật về cạnh tranh nên được thực thi theo hướng, đặc biệt với luật sư và thẩm phán, tiếp
cận tùy theo từng vụ việc cụ thể và việc tham chiếu đến các tiền lệ không phải là vấn đề
nguyên tắc mà cần phải xem xét các tình tiết của các vụ việc có tương tự hay không.
Cuốn sổ tay này hướng tới đối tượng là những người liên quan trực tiếp đến hoạt động
thực thi pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam cũng như các cá nhân, tổ chức liên quan trực
tiếp khác. Những đối tượng này bao gồm cán bộ của các cơ quan cạnh tranh, các cơ quan
hành pháp khác của Việt Nam (trong lĩnh vực viễn thông, năng lượng, vận tải, bưu chính,
bảo hiểm và ngân hàng ), thẩm phán, luật sư, nhà nghiên cứu và các tổ chức, cá nhân
kinh doanh
vậy tác động tiêu cực đến cạnh tranh, ví dụ khi nhà cung cấp ấn định giá bán lại của bên mua nhằm hạn chế
khả năng bên mua giảm giá bán cho khách hàng của bên mua (ấn định giá bán lại).
3 Thuật ngữ “tập trung kinh tế” đề cập đến các thoả thuận tài chính theo đó hai hay nhiều doanh nghiệp độc
lập quyết định kết hợp sức mạnh kinh tế của họ lại vào cùng một tổ chức duy nhất thông qua phương thức
mua lại, sáp nhập hoặc liên doanh. Thuật ngữ “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường” để chỉ hành vi của một
doanh nghiệp có khả năng khống chế thị trường (thống lĩnh đơn nhất) và quyết định “lạm dụng” khả năng
khống chế thị trường đối với khách hàng của mình hoặc các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp, hành vi lạm dụng được thực hiện bởi một vài doanh nghiệp không có vị trí thống lĩnh thị
trường nếu đứng riêng rẽ, nhưng thông qua các hoạt động hợp tác, các doanh nghiệp này có được vị trí
thống lĩnh thị trường và lạm dụng khả năng khống chế thị trường của mình làm ảnh hưởng đến chi phí của
khách hàng và đối thủ cạnh tranh (thống lĩnh nhóm – collective dominance).
4 Để có thêm thông tin chi tiết, đề nghị xem Chính sách Chống Độc quyền và Tổ chức Công nghiệp của
Asch (Wiley bản sửa đổi, 1983), Chương 1: Hoạt động Kinh tế và Cấu trúc Thị trường Công nghiệp của
Scherer và Ross (Houghton Mifflin, bản sửa đổi lần thứ 3, 1990), Chương 1 và 2: Các Nguyên tắc của Nền
Kinh tế của Lipsey và Chrystal (Nhà Xuất bản Đại học Oxford, bản sửa đổi lần thứ 9, 1999), Chương 9:
Nền Kinh tế Cạnh tranh của Peeperkorn và Metha, Chương 1 trong Luật EC về Cạnh tranh của Faull và
Nikpay (Nhà Xuất bản Đại học Oxford, 1999).
5 Xem ec.europa.eu/competition/publications/glossary.
4
Cuối cùng, dự án hy vọng rằng cuốn sổ tay này sẽ mang lại những nội dung bổ ích, đóng
góp vào việc nâng cao nhận thức tại Việt Nam về pháp luật cạnh tranh và các hành vi hạn
chế cạnh tranh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 134
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 235
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 17