Mã tài liệu: 297486
Số trang: 37
Định dạng: zip
Dung lượng file: 131 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
Lời nói đầu
Đất nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Đảng và Nhà nước lãnh đạo. Trong tình hình quốc tế luôn luôn thay đổi, để xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa thành một nước có nền kinh tế vứng mạnh, dân giàu, xã hội công bằng và văn minh. Nền kinh tế Việt Nam cần mở cửa hoà nhập với bên ngoài theo xu hướng của thời đại. Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước làm mô hình phát triển của kinh tế nước ta.
Việt Nam là một nước đi theo con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa nhưng là một nước nghèo nàn về kinh tế, lạc hậu về cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật chưa phát triển. Nên trong nền kinh tế thị trường nói chung và hàng hoá nói riêng chúng ta vẫn gặp rất nhiều khó khăn dù chung ta đã và đang mở cửa, mở rộng quan hệ quốc tế với nhiều nước trên thế giới. Để khắc phục những khó khăn này cần phải xây dựng ngành thương mại phát triển toàn diện, ngoài ra cần phải mở rộng khu vực thị trường, tìm kiếm, thăm dò, khai thác phát triển các loại hình dịch vụ, luôn luôn cung cấp đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Vì thế việc củng cố nhu cầu nội địa và phát triển thị trường ngoài là việc cần thiết. Việc củng cố nội địa, muốn làm tốt thì công việc bán hàng phải thực hiện tốt và trong đó nghiệp vụ cần làm tốt đó là nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh thương mại. Để tạo ra nền kinh tế hàng hoá, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Hàng hoá có nhiều loại, có tính chất rất đa dạng và phong phú, do đó ngành thương mại phải có sự tổ chức ở các khâu sao cho hợp lý, đạt hiệu quả kinh doanh cao trong hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Như vậy tạo ra một phổ mặt hàng hợp lý sẽ thúc đẩy việc bán hàng thuận lợi và có hiệu quả cao hơn, đóng vai trò quyết định uy tín kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách hữu hiệu.
Trong quá trình thực tập tìm hiểu tại cửa hàng thương mại 1174 đường Láng thuộc Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy em đã được sự giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên tại cửa hàng cùng sự hướng dẫn chu đáo của thầy giáo hướng dẫn và các thầy cô giáo trong khoa Kinh doanh Thương mại em đã quyết định chọn đề tài "Hoàn thiện nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng thương mại 1174 đường Láng thuộc Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy" làm chuyên đề của mình.
Để hoàn thiện đề tài này, em tập trung chú trọng trong việc tìm hiểu và phân tích nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh của cửa hàng thương mại Láng và đó là các mặt hàng tại các quầy hàng của cửa hàng, đại diện là quầy may mặc và giầy dép, cùng liên quan là các mặt hàng có độ bền tương hợp với quầy may mặc và giầy dép.
Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu và phân tích nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh của cửa hàng, cách bố trí các loại hàng hoá trong mối quan hệ bổ sung và bổ trợ cho nhau trong tiêu dùng, cách bố trí hàng hoá.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào nghiên cứu các quầy hàng hiện có của cửa hàng gồm có 6 quầy trong nhà và quầy xăng riêng. Nghiên cứu tập trung vào các quầy hàng chủ yếu là tập trung vào hàng may mặc và giầy dép, bên cạnh đó còn có thêm các loại hàng hoá bổ sung và bổ trợ cho nhau trong tiêu dùng.
Phương pháp nghiên cứu: Chủ yếu dựa vào phương pháp quan sát thực tế và cách nghiên cứu số liệu sơ cấp của cửa hàng và Công ty tìm hiểu phân tích và ghi chép các số liệu thực tế thuộc cửa hàng.
nội dung nghiên cứu gồm 3 chương chính:
Chương I: Cơ sở lý luận của nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng thương mại bán lẻ.
Chương II: Thực trạng nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng 1174 đường Láng thuộc Công ty cổ phần cầu Giấy.
Chương III: Một số biện pháp hoàn thiện nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng thương mại 1174 đường Láng thuộc Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy
Danh mục tài liệu tham khảo
- Giáo trình Marketing thương mại
- Marketing căn bản
- Nguyên lý Marketing
- Những nguyên lý và tiếp thị II
- Luận văn tốt nghiệp.
- Tài liệu của Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy
- Tài liệu của cửa hàng thương mại 1174 đường Láng.
Kết luận
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế đều mong muốn tìm kiếm các lợi ích kinh tế cho mình với mức cao nhất trong giới hạn có thể cũng chính vì vậy họ luôn tìm mọi cách để có những ưu thế đặc quyền kể cả việc loại đối thủ cạnh tranh. Thị trường đồng nghĩa với sự biến động vốn có theo chiều hướng khác nhau mà tất cả các doanh nghiệp đều phải hứng chịu. Sự biến động của thị trường cũng có thể là những cơ hội, là tiền đề cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngược lại sự biến động của thị trường cũng có thể là thách thức, là rủi ro thất bại dẫn đến phá sản không ít các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị chu đáo, phải có các quyết định đúng đắn, các giải pháp phù hợp với những biến cố thử thách của cơ chế thị trường. Một trong những vấn đề được đặt ra đối với mọi doanh nghiệp là quản lý và sử dụng hiệu quả chi phí đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại là quản lý chi phí kinh doanh. Việc quan trọng trong việc quản lý đó là thực hiện tốt nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh, tạo ra một phổ mặt hàng với chiều dài, chiều rộng và chiều sâu hợp lý để kích thích người tiêu dùng.
Với kiến thức đã học còn ít ỏi, khả năng nghiên cứu thực tế còn có hạn, do đó bài chuyên đề của em không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong được sự xem xét, đánh giá và chỉ bảo của thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Văn Luyền, các thầy cô giáo trong trường và khoa cùng các cán bộ công nhân viên của cửa hàng và công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy.
Em xin chân thành cảm ơn!
Mục lục
Lời nói đầu
Chương I. Cơ sở lý luận của nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng thương mại bán lẻ 1
1.1. Bản chất, vị trí, yêu càu của nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng 1
1.1.1. Bản chất của nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh 1
1.1.2. Vị trí, vai trò của nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh 2
1.1.3. Yêu cầu của nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh 3
1.2. Nội dung của nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh thương mại tại cửa hàng 4
1.2.1. Nghiên cứu thị trường 4
1.2.2. Xác định phổ mặt hàng của cửa hàng 5
1.2.3. Tổ chức nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh 8
1.2.4. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ marketing 9
1.2.5. Tiến hành các hoạt động hỗ trợ khác 10
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng 10
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng 10
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh thương mại 12
Chương II. Thực trạng nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng 1174 đường Láng thuộc Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy 13
2.1. Đặc điểm của cửa hàng 13
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cửa hàng 13
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của cửa hàng 14
2.1.3. Đặc điểm nguồn lực, chức năng và phương hướng hoạt động của cửa hàng 15
2.2. Đặc điểm kinh doanh của cửa hàng 15
2.2.1. Đầu vào và đầu ra 15
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 16
2.2.3. Đối thủ cạnh tranh 16
2.3. Phân tích nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng 17
2.3.1. Nghiên cứu thị trường 17
2.3.2. Thực hiện nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh 21
2.4. Đánh giá kết quả nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng 23
2.4.1. Những mặt hàng mà cửa hàng đang bán 23
2.4.2. Kiểu phổ mặt hàng của cửa hàng 25
2.4.3. Những tồn tại cần khắc phục 26
2.4.4. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục 27
Chương III. Một số biện pháp hoàn thiện nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng thương mại 1174 đường Láng thuộc Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy 28
3.1. Mục tiêu phát triển nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng 28
3.1.1. Mục tiêu phát triển của cửa hàng 28
3.1.2. Phương hướng phát triển của cửa hàng 29
3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng 30
3.2.1. Tăng cường và hoàn thiện nghiên cứu thị trường 30
3.2.2. Thường xuyên đảm bảo chất lượng sản phẩm 31
3.2.3. Mở rộng phổ mặt hàng và quy mô chiều rộng và chiều sâu 32
3.2.4. Cải tiến và hoàn thiện nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh 33
3.2.5. Cải tiến và hoàn thiện phương pháp bán hàng 34
3.2.6. Hoàn thiện cơ sở vật chất 34
3.2.7. Tăng cường thông tin quảng cáo 35
3.2.8. Tổ chức đào tạo, bồi dướng đội ngũ nhân viên 36
3.3. Một số ý kiến đề xuất nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng thương mại Láng 37
3.3.1. Cách bố trí, chọn phổ mặt hàng kinh doanh 37
3.3.2. Phương pháp bán hàng 37
3.3.3. Các nghiệp vụ khác 38
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 37
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 152
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16